logo

Đọc hiểu Một cơn giận (trắc nghiệm)

"Một cơn giận" là một truyện ngắn đầy tính nhân văn của tác giả Thạch Lam Hãy cùng Toploigiai trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Một cơn giận (trắc nghiệm) nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Một cơn giận (trắc nghiệm) - ảnh 1
Đọc hiểu Một cơn giận (trắc nghiệm) - ảnh 2

Đọc hiểu Một cơn giận (trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm thể loại của đoạn trích Một cơn giận của Thạch Lam?

A. Truyện ngắn, viết về một quãng đời/một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật

B. Truyện dài, nhiều nhân vật, viết về cuộc đời, số phận nhân vật

C. Truyện ngắn, viết về số phận nhân vật

D. Trích đoạn tiểu thuyết, phản ánh hiện thực rộng lớn, nhiều nhân vật

Câu 2. Tình huống được kể trong đoạn trích là tình huống gì?

A. Nhân vật tôi thuê xe kéo trở về nhà trong tâm trạng tồi tệ

B. Nhân vật tôi gặp anh kéo xe khó tính, ích kỉ, nói nhiều

C. Nhân vật tôi gặp cảnh sát để tố cáo hành vi chạy xe lậu

D. Nhân vật anh phu xe gặp phải người khách keo kiệt, khó ưa

Câu 3. Dòng nào nêu đúng ngôi kể của đoạn trích? 

A. Người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri) 

B. Kết hợp hai ngôi kể (hai câu chuyện lồng trong nhau)

C. Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri)

D. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp

Câu 4. Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ sự nhẫn tâm của nhân vật tôi? 

A. Thấy người kéo xe van lơn... ghét thêm...trả lời: tôi đi từ phố hàng Bún

B. Giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt... 

C. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa

D. Mắng: Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ

Câu 5. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của đoạn trích Một cơn giận - Thạch Lam?

A. Phê phán sự nhẫn tâm; xót thương kiếp nghèo khổ

B. Ca ngợi tấm lòng bao dung; xót thương kiếp nghèo khổ

C. Phê phán hành động trốn tránh trách nhiệm của con người khi phạm tội

D. Mỉa mai những kẻ lắm lời; xót thương kiếp nghèo khổ 

Câu 6. Vì sao người kéo xe liên tục bị nhân vật tôi mắng mỏ thậm tệ?

A. Vì nhân vật tôi bực bội trong người, mắng lây sang người khác

B. Vì người kéo xe không biết ứng xử với khách hàng

C. Vì  người kéo xe lắm lời, tham lam, vụng về, tính toán

D. Vì  người kéo xe không đáp ứng nhu cầu khách hàng

Câu 7. Suy nghĩ của nhân vật tôi trong câu văn: “Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá” có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật?

A. Thể hiện sự nhẫn tâm của nhân vật tôi

B. Thể hiện sự đắc ý của nhân vật tôi

C. Thể hiện sự hài lòng của nhân vật tôi

D. Thể hiện sự vui vẻ của nhân vật tôi

Câu 8. Nhân vật tôi cuối đoạn trích hối hận vì điều gì?

A. Vì sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình

B. Vì đã thuê xe của anh phu xe dối trá

C. Vì đã nói thật về chiếc xe với đôi xếp 

D. Vì mất tiền thuê mà không về được

Câu 9. Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi ở cuối đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

A. Chúng ta cần phải biết hối hận về những việc mình đã làm sai, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác

B. Chúng ta hãy làm những việc để bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu, không cần quan tâm đến những người xung quanh

C. Hãy sống trọn vẹn với cảm xúc của mình, vì nếu sai lầm chúng ta có thể thay đổi, sửa chửa, miễn sao không ảnh hưởng đến bản thân 

D. Cuộc sống là của riêng mỗi người, hãy sống vì bản thân mình, làm những điều mình thích, đừng quan tâm đến hậu quả 

Câu 10. Từ hậu quả một cơn giận của nhân vật tôi, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

A. Biết kiềm chế và làm chủ cảm xúc của mình

B. Hãy trút cơn giận vào người khác khi mình giận

C. Không cần quan tâm đến bất kì ai, dù trong mọi hoàn cảnh

D. Trút hết cơn giận của mình bất chấp hậu quả


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Một cơn giận (trắc nghiệm)

Câu 1. A => Kể về một sự việc đã xảy ra mà nhân vật chính trực tiếp trải qua trong quá khứ

Câu 2. A => Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực.

Câu 3. A => Người kể truyện xưng "tôi" kể lại sự việc đã xảy ra trong quá khứ

Câu 4. A => Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp: - Tôi đi từ phố hàng Bún. 

Câu 5. A => Dựa trên bài học, sự áy náy của nhân vật "tôi" sau khi thấy người kéo xe bị bắt

Câu 6. A => Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng không muốn làm việc gì.

Câu 7. A => Dựa trên những gì mà nhân vật tôi hành động và thể hiện với người kéo xe

Câu 8. A => Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt

Câu 9. A => Bài học nhận thức rút ra từ tác phẩm

Câu 10. A => Bài học nhận thức rút ra từ tác phẩm


Đọc hiểu Một cơn giận (tự luận) - Đề 2

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2: Theo em, nhân vật “tôi” có dùng tiền để chuộc tội lỗi của mình được không? 

Câu 3: Văn bản đã gửi đến người đọc tư tưởng, thông điệp nào? 

Câu 4: Em rút được kinh nghiệm gì trong việc giải tỏa cơn giận của bản thân. Theo em, nhân vật “tôi” cần làm gì để giảm tội lỗi của mình?


Trả lời đọc hiểu

Câu 1

- Ngôi kể thứ nhất

Câu 2:

- Nhân vật “tôi” không thể dùng tiền để chuộc lỗi của mình. Anh ta sẽ sống trong sự hối hận, giày vò nặng nề. 

- Từ nay hình ảnh ám ảnh nhân vật “tôi” không chỉ có anh phu xe mà cả đứa trẻ đã chết và người đàn bà khốn khổ trong căn nhà rách nát của anh phu xe.

Câu 3:

- Tư tưởng nhân văn: xót thương cho những người nghèo khổ; phê phán cách ứng xử nhẫn tâm…

- Thông điệp: thận trọng trong ứng xử; biết kìm chế cơn tức giận để suy xét được đúng sai; sống rộng lượng nhân ái hơn; là con người cần biết chịu trách nhiệm với những sai lầm mà bản thân gây ra; cần hiểu rằng không phải sai lầm nào cũng có thể sửa chữa được;...

Câu 4:

- Bài học rút ra khi giải tỏa cơn giận của bản thân:

+ Tìm ra được cách giải tỏa cơn tức giận sẽ giúp bạn kiềm chế và suy nghĩ thấu đáo hơn trong lúc tức giận. 

+ Giải tỏa cơn giận của bản thân còn ngăn cản được những quyết định hay lời lẽ không tốt khi tức giận, rất dễ mắc phải sai lầm.

+ Giải tỏa cơn giận góp phần mang đến những điều tích cực, những điều lạc quan trong cuộc sống.

Theo em nhân vật tôi cần:

+ Trước tiên cần tìm gặp anh phu xe và bày tỏ lời xin lỗi chân thành, sau đó sẽ giúp đỡ anh phu xe, vợ anh ta có kế sinh nhai ổn định hơn.

icon-date
Xuất bản : 24/10/2023 - Cập nhật : 05/11/2023