logo

Bài văn biểu cảm về bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ

Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, nhà thơ “Khoảng trời hố bom” có phong cách sáng tác đặc biệt và để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết bài văn biểu cảm về bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ.


Dàn ý viết bài văn biểu cảm về bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ

Bài văn biểu cảm về bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ

1.Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nội dung bài thơ Trắng trong

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

- Trích dẫn thơ

2.Thân bài:

- Nêu những điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

- Tóm tắt nội dung của bài thơ: Xoay quanh chủ đề người mẹ, sự chăm sóc, ân cần và tình cảm đặc biệt mà người mẹ dành cho con.

- Viết cảm nhận về bài thơ Trắng trong:

+ Khổ thơ đầu tiên:

- Cảm xúc về người mẹ, hình ảnh mẹ cho con bú. Dòng sữa của mẹ như một sợi dây liên kết với con

- Dòng sữa ấy như suối nguồn, giúp người con lớn lên và trưởng thành.

+ Khổ thơ thứ hai: 

- Hình ảnh người con vẫn tiếp tục bú dòng sữa mẹ nhưng lại có sự chuyển biến trong nhận thức

- Cảm nhận được tình cảm và đạo đức của người làm mẹ. Nghe lời mẹ căn dặn “Hãy nghĩ những điều trắng trong”.

-> Bài thơ chính là một áng thơ xuất sắc viết về tình mẫu tử thiêng liêng. Không chỉ dừng lại ở tình cảm mẹ con, tác giả còn khái quát về một triết lí lớn lao và cao cả hơn trong cuộc sống.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm


Bài văn biểu cảm về bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ (Hay và đầy đủ nhất)

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

Người mẹ chính là người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời của mỗi con người. “Mỗi nhà văn là người cho máu”, không ít “người cho máu” đã viết về chủ đề mẹ, thế nhưng trong bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ, ta lại bắt gặp một hình ảnh người mẹ hoàn toàn khác. Thông qua bài thơ, người đọc không chỉ ấn tượng trước hình ảnh người mẹ và tình mẫu tử, ở đó còn nổi bật những triết lí sâu sắc về lẽ sống trong cuộc sống.

Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như hương hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió

 

Đôi làn môi con

Ngậm bầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời

 

Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong.

Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng khẳng định rằng “Thơ phải bắt đầu từ sự chân thật”, những tác phẩm của bà đều lựa chọn những chủ đề gần gũi với cuộc sống của bạn đọc. Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng Lâm Thị Mỹ Dạ đã khám phá ra những vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Tác phẩm là một áng thơ xuất sắc khiến người đọc vô cùng ấn tượng trước những hình ảnh cảm động, tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con.

Đến với khổ thơ đầu tiên:

Đôi làn môi con

Nghiêng về vú mẹ

Như cây lúa nhỏ

Nghiêng về phù sa

Như hương hoa thơm

Nghiêng về ngọn gió

Tác giả đang miêu tả một hành động vô cùng thiêng liêng của người mẹ, đó chính là cho con bú. Đôi làn môi của bé con nhẹ nhàng ngậm lấy dòng sữa ấm nóng của mẹ. Nhà thơ đã so sánh việc người mẹ cho con bú với các hiện tượng trong tự nhiên, điều đặc biệt chính là những sự kiện ấy đều diễn ra một cách tự nhiên như một quy luật. Không có gì lạ khi những cây lúa nhỏ nghiêng mình về nơi có nhiều phù sa để phát triển tươi tốt, hay những bông hoa ngát hương thơm nghiêng về ngọn gió để cảm nhận được những hương vị mát mẻ, đặc biệt. Những hình ảnh được tác giả chắt lọc một cách tinh tế, giàu sức gợi hình, gợi cảm, dù không nhiều lời bộc bạch trực tiếp nhưng người đọc vô cùng ấn tượng và cảm nhận rõ tình cảm quý báu của người mẹ dành cho con.

Đôi làn môi con

Ngậm bầu vú mẹ

Như búp hoa huệ

Ngậm tia nắng trời

 

Sữa mẹ trắng trong

Con ơi hãy uống

Rồi mai khôn lớn

Con ơi hãy nghĩ

Những điều trắng trong.

Bài thơ hiện lên như một lời ru ngọt ngào mà mẹ dành cho con, mẹ dành những câu nói yêu thương ngọt ngào và nồng đậm tình yêu thương. Đến với khổ thơ thứ hai thì những nhận thức của người con. Những dòng sữa của mẹ giờ được ví như “búp hoa huệ, tia nắng trời”, những điều này gợi nên những cảm xúc vô cùng đáng quý. Những câu thơ cuối cùng như những thông điệp quý giá, triết lí sâu sắc và lời căn dặn của mẹ dành cho con “Hãy nghĩ những điều trắng trong”, những giá trị tốt đẹp sẽ còn mãi. Người mẹ dặn con hãy uống dòng sữa của mẹ, luôn cố gắng trở thành người lương thiện, nghĩ đến những điều trắng trong và thiện lương, biết sống tốt đẹp và nhân ái, tốt bụng.

Bài thơ Trắng trong của Lâm Thị Mỹ Dạ đã khắc họa thành công tình cảm mẫu tử đồng thời là những triết lí sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt đến bạn đọc trong cuộc sống. Tác phẩm sẽ sống mãi trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.

icon-date
Xuất bản : 31/03/2024 - Cập nhật : 31/03/2024