logo

Trong bài Chữ bầu lên nhà thơ "Nghĩa tiêu dùng" và "nghĩa tư vị" - hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?

Câu hỏi: Trong bài Chữ bầu lên nhà thơ “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tư vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?

Lời giải 

Nghĩa tiêu dùng và nghĩa tư vị có diễn đạt cùng một ý. Nghĩa là các từ này được dùng với những từ mà chúng ta đều biết. Một bên là từ diễn giải hàng ngày, một bên là từ được lấy trong từ điển.

Kiến thức tham khảo

1. Đoạn(1) trong bài Chữ bầu lên nhà thơ

Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại “.

- Thơ khác hắn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại. Đã “ý tại  ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa. 

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở điện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ

Nói như Va-lê-ri), chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hóa trị [...].

2. Đôi nét về bài Chữ bầu lên nhà thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: 

Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994 .Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông. 

- Giá trị nội dung

 Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. - Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ. 

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/11/2022