logo

Liệu tác giả có nhầm không khi viết "ý tại ngôn tại" trong bài Chữ bầu lên nhà thơ?

Câu hỏi: Liệu tác giả có nhầm không khi viết “ý tại ngôn tại” trong bài Chữ bầu lên nhà thơ?

Lời giải 

Tác giả không nhầm. “Ý tại ngôn tại” theo tác giả là ngôn ngữ văn xuôi khác với ngôn ngữ thơ. Nếu văn xuôi, nội dung đã được thể hiện trên bề mặt chữ thì đối với thơ, nội dung lại ẩn sâu bề mặt chữ, buộc người đọc phải khám phá, bóc tách lớp từ để hiểu nghĩa.

Kiến thức tham khảo

1. Đoạn(1) trong bài Chữ bầu lên nhà thơ

Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại “.

- Thơ khác hắn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại. Đã “ý tại  ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa. 

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở điện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ

Nói như Va-lê-ri), chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hóa trị [...].

2. Tác giả Lê Đạt

Liệu tác giả có nhầm không khi viết "ý tại ngôn tại" trong bài Chữ bầu lên nhà thơ?

Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, (10/09/1929 - 21/04/2008), là một nhà thơ Việt Nam. Quê ở Bắc Giang nhưng sinh ra tại Yên Bái. Ông là một trong những nhân vật trụ cột của phong trào nhân văn giai phẩm. Tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. 

Với bài thơ Ông bình vôi đăng trên báo Nhân Văn mà nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng, ông bị lên án "phản động" và bị trừng phạt. Đầu tiên ông được thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội Nhà Văn Việt Nam để không cho tiếp xúc với việc làm báo nữa, trước khi bị truất quyền đảng viên vào tháng 7 năm 1957. Một năm sau, sau khi dự lớp "đấu tranh tư tưởng" tại Thái Hà Ấp, vào tháng 8 năm 1958, ông chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Thực tế hình phạt 3 năm đã kéo dài 30 năm, cho đến năm 1988, khi ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản.

Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phong trào Nhân văn - giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 21/04/2008 tại Hà Nội.

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/11/2022