logo

Trong bài Chữ bầu lên nhà thơ có câu: "Không có chức nhà thơ suốt đời", vậy lúc nào một "nhà thơ" không còn là nhà thơ nữa?

Câu hỏi: Trong bài Chữ bầu lên nhà thơ có câu: “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?

Lời giải 

Khi nhà thơ đấy không còn là chính mình. Họ không lao động chăm chỉ trên trang giấy, mực viết nữa.

Kiến thức tham khảo: 

1. Trích đoạn (3) trong bài Chữ bầu lên nhà thơ

Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả. 

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, đầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

2. Đôi nét về bài Chữ bầu lên nhà thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: 

Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994 .Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông. 

- Tóm tắt bài: 

Trong tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ, theo Lê Đạt nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 27/11/2022