logo

Tóm tắt về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Câu hỏi: Tóm tắt về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Trả lời:

Nguyễn Ðình Chiểu là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, tên tuổi ông là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam, và thơ văn ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta.

1. Cuộc đời tác giả Nguyễn Đình Chiểu

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai

- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh

- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ

⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân

Tóm tắt về tác giả Nguyễn Đình Chiểu chi tiết nhất

2. Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người". Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.

Sự nghiệp văn chương của ông, có thể chia thành hai thời kỳ sáng tác:

- Giai đoạn đầu (những năm 50 của thế kỷ 19): Trong giai đoạn này, ông viết "Lục Vân Tiên" và "Dương Từ-Hà Mậu". Có thể xem đây là thời kỳ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước yêu dân của ông.

- Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) cho đến khi ông qua đời (1888): ngòi bút của ông ở giai đoạn này gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước. Trong nhiều tác phẩm như "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Lục tỉnh sĩ dân trận vong"... ông đã lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh dũng của nhân dân. Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu. 

Dù ở giai đoạn nào, trong các tác phẩm của ông nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung và hình thức, đó là:

- Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam.

- Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

- Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này. 

So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác...

3. Phong cách nghệ thuật

- Thơ của Nguyễn Đình Chiểu không trau chuốt, cầu kỳ mà thường là những câu chữ chân chất, giản dị và dân dã. Những bài thơ ấy hướng tới nhân dân, vì nhân dân, vì sự nghiệp đấu tranh chống lại kẻ thù của dân tộc.

- Nghệ thuật được sử dụng trong thơ văn của ông là: Bút pháp trữ tình nồng đậm, hơi thở cuộc sống, Đậm đà sắc thái Nam Bộ, Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng.

4. Tác phẩm tiêu biểu

Chạy giặc, Từ biệt cố nhân, Tế Cần Giuộc sĩ dân trận vong văn, Mười hai bài thơ và bài văn tế Tướng quân Trương Định, Thơ điếu Đông các Đại học sĩ Phan Thanh Giản, Mười bài thơ điếu Ba Tri Đốc binh Phan Tòng, Lục tỉnh sĩ dân trận vong văn, Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Thảo thử hịch, Ngóng gió đông, Thà đui,…

5. Vinh danh giải thưởng

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vào năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam đã lập ra Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu dành tặng cho các tác giả, tác phẩm nổi bật trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở miền Nam.

Ngoài ra, cùng Top lời giải tham khảo bài văn mẫu chứng minh “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một tiếng khóc bi tráng để làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu nhé


Chứng minh rằng “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một tiếng khóc bi tráng

Nguyễn Đình Chiều là ngôi sao sáng của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, giàu giá trị nhân đạo, trong đó bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn hay và nó được coi như là một bài văn tế thể hiện tiếng khóc bi tráng của dân tộc. Nỗi xót xa của dân tộc Việt Nam, khi mất mát đi những người chiến sĩ, những người khoác trên mình những tấm áo lính, những người chiến sĩ tần tảo, anh dũng trên mặt trận chiến trường, một trong những hình ảnh thể hiện sự hào hùng bi tráng của tác phẩm đó là hình ảnh những người chiến sĩ bên mình chỉ có chiếc áo vải, một người nông dân cần cù, chất phác, mộc mạc, nhưng nó thể hiện được sự gần gũi giữa những con người với nhau.

Tóm tắt về tác giả Nguyễn Đình Chiểu chi tiết nhất (ảnh 2)

Tác phẩm không chỉ thể hiện sự bi tráng của dân tộc, mà qua đó nó thể hiện những anh dũng, kiên cường, bất khuất của cả dân tộc, khi mất mát đi những tài sản to lớn đó là tính mạng của những nghĩa sĩ anh dũng. Tiếng khóc trong tác phẩm, thể hiện sâu sắc qua những giọt nước mắt của dân tộc Việt Nam, trước sự hy sinh của toàn thể những chiến sĩ anh dũng vì độc lập tự do của dân tộc, những người chiến sĩ, kiên cường, bất khuất, luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc, một mình chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, gian nan để nắm chắc tay súng để bảo vệ đất nước. Nói là súng nhưng trong bài này, vũ khí mà những người nghĩa sĩ cần Giuộc dùng để chiến đấu, để đánh đổi kẻ thù là những chiếc gậy tầm vông. Một vũ khí thô sơ, đối lập hoàn toàn với vũ khí sắc nhọn của kẻ thù. Sự chênh lệch đó không chỉ làm cho chúng ta bị nép vế mà còn thể hiện sự chênh lệch về mặt trận giữa hai bên, mặc dù, vũ khí chiến đấu có sự chênh lệch rõ ràng như thế, nhưng quân dân ta vẫn luôn kiên cường và anh dũng bên nhau để đánh đổi kẻ thù.

Chất bi tráng ở đây được biểu hiện để nói về hình tượng những người chiến sĩ luôn hết mình vì dân tộc, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập cho dân tộc của mình, tình yêu nước cao độ, và lòng căm thù đối với kẻ thù cũng sâu sắc, những lời lẽ thể hiện tinh thần bi tráng đó là sự căm thù tột độ, khi nghĩa sĩ của ta căm thù tới mức muốn ăn gan chúng. Sự căm thù này đã lên đến đỉnh điểm, thể hiện tinh thần một lòng luôn muốn hướng đến đất nước, bảo vệ cho đất nước ngày càng vững chắc để được tự do độc lập. Trên tấm bi tráng lại là tiếng khóc tha hương đối với những người chiến sĩ đã ngã xuống nơi chiến trường, một mình nằm lại nơi đất mẹ, bỏ lại quê hương, gia đình và người thân. Chiến đấu hết mình cho dân tộc, lo cho dân tộc không chỉ từ những vật dụng cần thiết mà những đồ dùng cần thiết ở đây cũng là những thứ gần gũi và thiết thực nhất.

Tiếng khóc của dân tộc còn thể hiện ở sự đồng cảm đối với những người chiến sĩ, đã một mình ngã xuống nơi chiến trường, xót xa, và thương cảm của những người chiến sĩ gan góc, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam, nơi đây không chỉ là tấm gương mà còn là những anh hùng của đất nước, những anh hùng của dân tộc, những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Một mình vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện cảm xúc cũng như sự xót thương đối với những người chiến sĩ Cần Giuộc, một mình luôn kiên cường anh dũng, với dân tộc, ông thể hiện tình yêu thương, tấm lòng nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm, thể hiện tình cảm thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam, những con người bất khuất, luôn hết mình vì dân tộc, không quản ngại nguy hiểm, khó khăn để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước. Hình mẫu lý tưởng thể hiện ngay trong từng hoàn cảnh cũng như giá trị của mỗi bản thân đối với cả dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời đã từng phục vụ cho dân tộc, những người chiến sĩ đó vẫn còn mãi trong trái tim những người dân Việt Nam.Là một hình tượng lý tưởng, một anh hùng bi tráng, một người chiến sĩ hết lòng vì dân tộc Việt Nam, không sợ nguy hiểm mà trốn tránh, vẫn anh dũng, kiên cường đứng lên đấu tranh bảo vệ đất nước.

Tác phẩm đã thể hiện một hình tượng bi tráng, những người chiến sĩ Cần Giuộc kiên cường, anh dũng trong chiến đấu, và tiếng khóc thể hiện sự tiếc thương trước sự ra đi của những người chiến sĩ đã ra đi vì dân tộc Việt Nam. Tác phẩm là những tiếng lòng của cả dân tộc đối với anh hùng dân tộc, những chiến sĩ Cần Giuộc can đảm, anh dũng. Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc, nó không chỉ thể hiện tiếng lòng của dân tộc, mà còn ca ngợi hình tượng những người lính bi tráng.

icon-date
Xuất bản : 22/02/2022 - Cập nhật : 29/03/2022