logo

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 11

Hệ thống, tóm tắt kiến thức Ngữ văn 11 theo tác phẩm ngắn nhất bám sát nội dung chương trình học SGK ngữ văn 11, giúp các bạn ôn bài tốt hơn.

Cùng đến với bài viết sau của Top lời giải để ôn tập kiến thức toàn bộ văn 11 nhé:


Tóm tắt Ngữ văn 11: Bài 1. Vào phủ Chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)

I. Tác giả

1. Tiểu sử

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 11 ngắn nhất

- Tên: Lê Hữu Trác (1724 - 1791)

- Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông

- Ông là người toàn tài. Bên cạnh việc dùi mài kinh sử thi đỗ làm quan, thời trẻ ông từng học binh thư theo nghề võ lập được ít nhiều công trạng trong phủ chúa Trịnh. Nhưng cuối cùng ông gắn bó với nghề thầy thuốc bởi theo ông ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người.

⇒ Lê Hữu Trác là nhà danh y lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ tài hoa có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc trong thế kỷ XVIII, đặc biệt ở thể văn xuôi tự sự

2. Sự nghiệp sáng tác

 + Bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần 40 năm. Đây là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh

 + Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, được hoàn thành năm 1783, tác phẩm ghi lại cảnh vật con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán đến khi xong việc trở lại quê nhà ở Hương Sơn

II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán

2. Giá trị nội dung

- Tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Thể hiện rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật cùng cảm xúc chân thực của bản thân trước những sự việc đó


Tóm tắt Ngữ văn 11: Bài 2. Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)

I. Tác giả

1. Tiểu sử

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 11 ngắn nhất (ảnh 2)

- Tên thật: Hồ Xuân Hương, sống và khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX

- Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong một thời đại biến động, đầy bão táp khiến thân phận con người nhất là người phụ nữ chìm nổi lênh đênh

- Cuộc đời Xuân Hương nhiều cay đắng bất hạnh:

+ Bà là con vợ lẽ

+ Tình duyên trắc trở, long đong: hai lần lấy chồng đều làm lẽ, chồng đều qua đời sớm

- Bà là người phụ nữ đặc biệt thời bấy giờ: từng đi nhiều nơi, giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ

⇒ Tất cả tạo nên một Hồ Xuân Hương sắc xảo, cá tính, bản lĩnh

2. Sự nghiệp sáng tác

- Các tác phẩm chính:

+ Tập Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm, là tiếng nói tình yêu đôi lứa với các cung bậc u buồn, thương nhớ, ước nguyện, gắn bó thủy chung

+ Khoảng 40 bài thơ Nôm truyền tụng

- Phong cách sáng tác:

+ Chủ đề lớn trong thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề người phụ nữ

+ Viết về người phụ nữ, thơ bà vừa là tiếng nói cảm thương vừa là tiếng nói khẳng định đề cao, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh

⇒ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn

II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương

- Chùm thơ Tự tình bộc lộ cảnh ngộ éo le ngang trái cùng những nỗi niềm buồn tủi cay đắng của thi sĩ

2. Giá trị nội dung

- Tự tình (bài II) thể hiện tân trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng


Tóm tắt Ngữ văn 11: Bài 3. Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

I. Tác giả

1. Tiểu sử

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 11 ngắn nhất (ảnh 3)

- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo từng đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình nên được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ

- Ông chỉ làm quan hơn 10 năm sau cáo quan về quê, phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến là dạy học sống thanh bạc ở quê nhà

- Nhưng Nguyễn Khuyến không được yên thân, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng trước sau Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác

⇒ Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân

2. Sự nghiệp sáng tác

Các tác phẩm chính:

- Nguyễn Khuyến có hơn 800 bài gồm chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú: thơ, văn, câu đối

- Chủ yếu được sáng tác lúc ông từ quan về quê dạy học

Đặc điểm sáng tác:

- Về nội dung:

+ Thể hiện tình yêu quê hương đất nước

+ Tấm lòng ưu ái với dân với nước

+ Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động

+ Châm biếm đả kích thực dân Pháp

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ, việt hóa sâu sắc những thể loại thơ Đường luật

+ Ngôn ngữ hết sức bình dị, dân dã mà tinh tế, tài hoa

+ Có biệt tài sử dụng từ láy và các hư từ

⇒ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại

II. Tác phẩm

1. Nội dung ý nghĩa

- Vị trí: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

- Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà

2. Giá trị nội dung

- Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ thuật

- Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép vào nhau


Tóm tắt Ngữ văn 11 các bài tiếp theo 

 Tác phẩm: Vào phủ Chúa Trịnh (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tự tình 2 (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Câu cá mùa thu (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Thương vợ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Vịnh khoa thi Hương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Bài ca ngất ngưởng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Lẽ ghét thương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Chiếu cầu hiền (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Xin lập khoa luật (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Hai đứa trẻ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Chữ người tử tù (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Hạnh phúc của một tang gia (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Chí Phèo (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Cha con nghĩa nặng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tinh thần thể dục (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tình yêu và thù hận (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Hầu trời (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Vội vàng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tràng Giang (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Chiều tối (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Từ ấy (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tương tư (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Chiều xuân (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tôi yêu em (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Bài thơ số 28 (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Người trong bao (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Về luân lí xã hội ở nước ta (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

 Tác phẩm: Một thời đại trong thi ca (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)

icon-date
Xuất bản : 21/02/2022 - Cập nhật : 21/02/2022