logo

Giới thiệu về tác giả Thạch Lam

Đề bài: Giới thiệu về tác giả Thạch Lam

Trả lời:


1. Tiểu sử, cuộc đời tác giả Thạch Lam

Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái). Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học "nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh thành Nguyễn Tường Lân.

Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, là con gái đầu lòng cụ Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng. Bấy giờ tri huyện Cẩm Giàng Nguyễn Tường Tiếp (tục gọi là Huyện Giám), quê gốc Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu đến tuổi lấy vợ, mới cho người mai mối hỏi cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường.

Ông bà Phán Nhu lấy nhau hơn chục năm, dời từ ấp Thái Hà về số 10 Hàng Bạc, Hà Nội, rồi hết về quê Cẩm Giàng lại theo con cả Nguyễn Tường Thụy ở Tân Đệ, Thái Bình. Do buôn bán ở Thái Bình được một năm chẳng thuận, bà Phán Nhu lại đưa cả gia đình về Hà Nội. Khi vợ Nguyễn Tường Thụy xin ra ở riêng, bà lại về Cẩm Giàng. Người bạn cân gạo ngày trước là bà cả Hội nợ bà Nhu 60 đồng Đông Dương từ trước, trừ tiền nợ bằng hai mẫu đất cho bà Phán Nhu. Thế là bà cho đào ao, đắp nền, làm nhà gỗ, lợp rạ, cột vuông, bốn chung quanh hiên rộng, gọi là Nhà ánh sáng.

Ngày 31 tháng 8 năm 1917, cha của Thạch Lam sang Sầm Nưa, Lào làm thông phán Tòa sứ, được đem theo vợ để buôn bán mưu sinh nhưng chỉ tám tháng sau, ông bạo bệnh qua đời. Một mình nơi xa xứ, lo chôn cất chồng xong, bà Nhu trở về Việt Nam đi hết 12 ngày đường bộ và đường thủy, gian nguy vô ngần. Mãn tang chồng một năm, bà cùng bốn người thân lại sang Lào để mang hài cốt ông về nước đặt mộ bên bờ ao thuộc làng La A, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng.

Sau khi chồng mất, bà tảo tần khuya sớm đi về làng quê cân gạo nhưng không đủ sống, đành nấu thuốc phiện, biết là hiểm nguy có thể bị người Pháp bắt bỏ tù bất cứ lúc nào để các con học hành thành đạt, tảo tần lo cho 7 người con ăn học. Sau khi các con đều đã có gia đình, bà xuất gia đến tu ở Đào Xuyên, Bối Khê, Hà Nội.

Giới thiệu về tác giả Thạch Lam chi tiết nhất

Khi biết tin Hoàng Đạo đột tử ở ga Thạch Long (Trung Quốc) năm 1948, bà đã làm lễ cầu siêu cho con, rồi vào Sài Gòn, tu ở chùa Xá Lợi cho đến năm 1960. Ít lâu sau bà viên tịch tại đó, trước ngày Nhất Linh mất (7 tháng 7 năm 1963).

Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con... Lúc nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại.

Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (Tiểu học Hải Dương, nay là trường Tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng.

Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.


2. Sự nghiệp văn học của Thạch Lam

a. Quan điểm sáng tác

 - Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. 

- Theo Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. 

- Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". 

b. Tác phẩm chính 

- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn”(1938), “Sợi tóc” (1942),  “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ... 

c. Phong cách nghệ thuật  

- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

 - Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

 - Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

 - Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

Ngoài ra, cùng Top lời giải tham khảo một số nhận định hay về Thạch Lam cùng truyện ngắn “Hai đứa trẻ” nhé

Một số nhận định hay về tác giả Thạch Lam cùng truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

1. Truyện ngắn hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn là còn ở trong tương lai. Đọc ‘’ Hai đứa trẻ’’ thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín ( Nguyễn Tuân)

2. Có thể thấy ở ‘’Hai đứa trẻ’’ truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơ thoáng qua. (Đỗ Đức Hiếu)

3. Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn ( Thạch Lam )

4. Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới. Ở mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tưởng, vì có cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả cảm giác của ta. (Lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng)

Giới thiệu về tác giả Thạch Lam chi tiết nhất (ảnh 2)

5. Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời. ( Thế Lữ)

6. Sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm hồn dân tộc. Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động như cánh bướm non. ( Nhà nghiên cứu Văn Tâm )

7. Nơi các thế giới quan của đôi trẻ ở phô quê, hình ảnh đoàn tàu và các tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng ( Nguyễn Tuân )

8. Nét hiện thực rõ nhất trong tác phẩm Thạch Lam là đời sống của những người dân nghèo thành thị và nông thôn là những dằn vặt đấu tranh và đời sống tình cảm rất phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp của những con người tiểu tư sản ( Tân Chi )

9. Thế giới nhân vật của Thạch Lam phần lớn là những con người ở địa vị thấp bé có cuộc sống nghèo khổ vất vả thường nói Trong nhịp sống đơn điệu nhàm tẻ. (Lê Quang Hưng )

10. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn, là lối truyện tâm tình không có cốt truyện, toàn truyện không hề có hành động, phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng một không khí nhưng lại rất thực, rất đời. ( Hà Văn Đức )

11. Thì ra cái gánh nặng về cơm áo đâu chỉ đè nặng lên vai người lớn nó còn đen vào tuổi thơ của những đứa trẻ vốn sinh ra không được biết đến tuổi thơ. ( Lê Tâm Chính )

12. Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những giữ vị đằm thắm của quê hương và là một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dày đặc của một vùng quê tù túng. ( Phan Đệ Cự )

13. Một nhà văn thiên tài là một người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.( Thạch Lam)

14. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những người tốt để trong đời có nhiều công bằng thương yêu hơn ( Thạch Lam )

15. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm ra cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam )

icon-date
Xuất bản : 20/02/2022 - Cập nhật : 29/03/2022