logo

Tóm tắt tiểu sử Trần Quốc Toản

Câu hỏi: Tóm tắt tiểu sử Trần Quốc Toản

Trả lời:

    Trong lịch sử Việt Nam, cái tên Trần Quốc Toản đã quá quen thuộc trong lòng những người dân. Đặc biệt về câu chuyện bóp nát quả cam nổi tiếng của ông luôn nằm trong sách giao khoa. Vậy hãy cùng Top lời giải tìm hiểu Trần Quốc Toản là ai? Tiểu sử về vị anh hùng trẻ tuổi này nhé.

    TRẦN QUỐC TOẢN (1267-1285): Năm 15 tuổi, ông đã được phong Hoài Văn Hầu, sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc, lớn lên trong thời gian quân Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai.

   Từ nhỏ Trần Quốc Toản đã đam mê cung kiếm, luyện võ nghệ, binh thư và được Trần Hưng Đạo khen ngợi. Ông luôn có ý chí muốn giết giặc, bảo vệ đất nước.

   Sách Đại Việt sử ký toàn thư, hay An Nam chí lược đều không hề ghi chép về xuất thân của Trần Quốc Toản. Tuy nhiên, theo tài liệu nghiên cứu gần đây mà không rõ nội dung cũng như kiểm chứng, Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và Quận chúa Trần Ý Ninh, em gái của Phú Lương hầu Trần Tử Đức. Trần Tử Đức cùng vợ là Bùi Thiệu Hoa đều là anh hùng lưu danh thiên cổ, chặn giặc ở Phù Lỗ để cứu vua Trần Thái Tông, sử sách cảm thán trung liệt muôn đời.

    Vũ Uy vương Trần Nhật Duy là con Trần Thái Tông. Mẹ của Quốc Toản, Ý Ninh Quận chúa, từ nhỏ đã được rèn luyện võ công, uy danh không kém gì danh tướng, được giao cho làm tướng ở các đội quân quan trọng. Sau này bà lập công to, được phong làm Hồng Đức Trang Duệ Vũ Thắng Công chúa. Như vậy Trần Quốc Toản xuất thân rất cao quý, cha mẹ đều là kỳ tài danh tướng, từ nhỏ đã dũng mãnh hơn người.

Tóm tắt tiểu sử Trần Quốc Toản

   Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, đền ơn vua).Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

   Không có nhiều sử sách Việt Nam nói về cái chết của ông. Và thời gian ông mất vẫn chưa được thống nhất. Có bản Đại Việt sử ký toàn thư bản kỷ quyển V có ghi:”..Đến khi mất, vua rất tiếc thương, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương”. Nhưng các quyển sử nhà Nguyên thì có đề cập đến cái chết của ông. Trong quyển Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại có ghi:” Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết”

icon-date
Xuất bản : 27/12/2021 - Cập nhật : 29/12/2021