logo

Tính chất đối xứng giữa hai sườn Đông -Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi

Câu hỏi:Tính chất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi

A. Tây Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Đông Bắc.

Lời giải : 

Đáp án đúng: B. Trường Sơn Nam.

Giải thích:

Tính chất đối xứng giữa hai sườn Đông – Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường Sơn Nam.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về dãy Trường Sơn nhé.


1. Khái quát chung về dãy Trường Sơn

Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thuỷ của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm gần như còn sót lại của toàn cầu, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh". Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu do đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.


2. Địa chất, khí hậu và thiên nhiên

Về mặt lịch sử địa chất, Quần sơn này đã thiết lập chế độ lục địa từ đầu nguyên đại Cổ sinh (khoảng 550 triệu năm trước) với sự hình thành tầng đá trầm tích vụn lục địa màu đỏ còn thấy rất rõ trên Tây Nguyên và ở thành phố Quy Nhơn (Núi Một).

Phân dị mùa khô và mùa mưa điển hình làm xuất hiện một hệ sinh thái rất đặc biệt và duy nhất ở Đông Nam Á, đó là hệ sinh thái rừng khộp với sự ưu thế của các tập đoàn cây họ dầu và thú lớn, riêng tại Tây Nguyên diện tích rừng khộp tổng cộng đến 500.000 ngàn ha. Các vùng rừng núi và hệ thực bì lá kim quanh các khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh, Kon Cha Rang (Gia Lai), vùng rừng tự nhiên tại các huyện Đắk Tô, Kon Plong, Đắk Glei (Kon Tum), vẫn còn hổ Đông Dương, hươu vàng, mang Trường Sơn, vượn đen má hung và một số loài chim đặc hữu của cao nguyên Kon Tum,…

Đỉnh Trường Sơn chạy theo biên giới Lào-Việt. Vùng chuyển tiếp khá hẹp theo chiều bắc-nam, chỉ trong phạm vi Quảng Nam-Đà Nẵng. Cảnh quan đá vôi hiếm gặp ( gặp ở Ngũ Hành Sơn và An Điềm), cảnh quan núi đá hoa cương kiểu Trường Sơn Nam cũng chưa phổ biến. Giới động thực vật mang tính chuyển tiếp giữa 2 phần Nam-Bắc Trường Sơn ( 5 huyện Hiên, Nam Giang, Phước Sơn, Quế Sơn, Trà My (Quảng Nam), lâm trường An Sơn, còn bảo tồn được voi,gà lôi đặc hữu, sao la, mang lớn, bò rừng, thỏ vằn Trường Sơn, chà vá chân xám, trĩ sao như ở Trường Sơn Bắc.


3. Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song nhau theo hướng tây bắc - đông nam. Đầu đại Cổ sinh, nơi mà nay là Trường Sơn Bắc vốn chỉ là một địa máng giữa khối nâng Kon Tum và khối Đông Bắc. Vận động uốn nếp Hercynia (250 triệu đến 400 triệu năm trước) đã tạo ra nếp uốn Trường Sơn Bắc dính liền vào khối Kontum. Trải qua những giai đoạn bóc mòn và xâm thực khác nhau trong quá khứ, Trường Sơn Bắc trở thành dãy núi thấp và có một số bề mặt san bằng.

Dãy Trường Sơn Bắc bắt đầu từ phía nam sông Cả và kéo dài đến dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi chạy song song và sole nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, càng về phía Nam dãy Trường Sơn càng sát bờ biển, có nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển như Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã (giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam). Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoai thoải.

Đoạn từ Vinh (Nghệ An) vào đến Đà Nẵng bề ngang đồng bằng chỉ từ 40 km đến 60 km, chỗ hẹp nhất Đồng Hới(Quảng Bình) chỉ khoảng 37 km. Cao độ trung bình của dãy Trường Sơn Bắc khoảng 2.000 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500 m. Các đỉnh núi cao nhất là: Phu/Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt-Lào, Nghệ An) 2711 m, Phu/Pu Ma (Nghệ An) 2194 m, Phu/Pu Đen Đin (Nghệ An) 1540 m, Rào Cỏ (biên giới Việt-Lào, Hà Tĩnh) 2235 m, Động Ngài (Thừa Thiên Huế) 1774 m, Bạch Mã (ranh giới Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) 1444 m. Khối núi Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình cao tới 1178 m, có động Phong Nha được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Các dãy núi con của Trường Sơn Bắc là: dãy Pu/Phu Lai Leng, dãy Giăng Màn, Bạch Mã.

Trường Sơn Bắc là nơi gặp gỡ của hai luồng thực vật di cư từ Himalaya xuống và từ Malaysia lên. Thảm thực vật ở đây, vì vậy, rất phong phú. Động vật cũng theo hai luồng thực vật di cư và hội tụ ở Trường Sơn Bắc. Hẹp ở 2 đầu.


4. Trường Sơn Nam

Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phía Đông của Tây Nguyên, chạy dài từ khối núi Ngọc Linh đến mũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam là khối núi Ngọc Linh, dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải từ Quảng Nam đến Nha Trang. Phần địa hình cao từ Kontum trở vào là Khối nâng Kontum hay Tây Nguyên.

Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm: Ngọc Linh (2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác.

Do địa hình phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở Nam Trường Sơn rất đa dạng. Dãy Trường Sơn Nam còn chạy theo hướng Tây Nam


5. Các mối đe dọa ở dãy Trường Sơn

Thiên nhiên Trường Sơn đang trong tình trạng ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Vấn đề đòi hỏi phải nâng cấp trình độ quản lý để có chế tài chặt chẽ việc thi hành luật pháp, xem xét cặn kẽ tính an toàn môi trường của các chương trình và dự án đầu tư cũng như biến quản lý thành tự quản lý của cộng đồng qua việc áp dụng các luật tục, hương ước địa phương những nơi có thể. Bảo vệ và sử dụng bền vững dãy Trường Sơn chính là đảm bảo an ninh môi trường, an ninh sinh thái cho cả 3 nước trên bán đảo Đông Dương. Dãy Trường Sơn không chỉ là nguồn dự trữ gen và nguồn thiên địch của các sinh cảnh đồng bằng ven biển mà còn là nơi tiếp nhận các loài sinh vật lạ xâm nhập, các nguồn gen ngoại lại.

icon-date
Xuất bản : 23/12/2021 - Cập nhật : 24/12/2021