logo

Tóm tắt tiểu sử Tố Hữu


Tiểu sử Tố Hữu

    Giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu, con đường hoạt động cách mạng, quan điểm sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của ông.

    Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi một bài thơ của ông luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của cả đất nước. Ngoài sự nghiệp văn chương thì cuộc đời ông còn gắn bó với Đảng, với Nhà nước.

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành 

Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000

   + Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

   + Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương

   + Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

   Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Phó Thủ tướng thường trực Chính 


Quan điểm chính trị

    Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ.

    Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có nhiều bài ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh.


Một số tác phẩm tiêu biểu

   Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Hoa và máu, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Ta với ta, Nhớ lại một thời, Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta,…

Tóm tắt tiểu sử Tố Hữu

    Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc bởi mỗi bài thơ đều có sự gắn bó mật thiết với từng thời kỳ kháng chiến khác nhau.

   Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng. 

   + Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)

   + Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)

   + Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)

   + Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”

   + Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả

- Phong cách thơ Tố Hữu:

- Phong cách thơ Tố Hữu:

   + Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị

   + Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào

   + Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà

⇒ Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.


Giải thưởng của Tố Hữu

    Ngoài những tập thơ viết về cách mạng, ông còn sáng tác một số tập thơ ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh Fidel Castro, …

   Tố Hữu được rất nhiều người yêu quý và kính trọng. Về con đường nghệ thuật, ông được Nhà nước trao tặng rất nhiều giải thưởng quan trọng như:

   Giải nhất giải thưởng Văn học hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955) tập thơ Việt Bắc.

   Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn.

   Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ( đợt 1, 1996)

   Huân chương sao vàng 1994 cùng một số giải thương danh giá khác,…

   Mặc dù Tố Hữu đã đi xa nhưng những áng thơ của ông vẫn luôn còn mãi trong lòng của những độc giả yêu nước, yêu văn học.

icon-date
Xuất bản : 27/12/2021 - Cập nhật : 29/12/2021