logo

[Cánh diều] Lịch Sử 10 Bài 11 Lý thuyết: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ-trung đại trang 78, 79, 80, 81, 82 dễ hiểu.

Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại trang 78, 79, 80, 81, 82 SGK Lịch sử 10 Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại - Cánh Diều


1. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á


1.1. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều

* Sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X được thể hiện như sau:

- Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia như Phù Nam, Chăm-pa, Ma-lay-u,... trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam vào thời gian đầu Công nguyên – thế kỷ VII,.

- Hình thành một số quốc gia mới và hợp nhất một số quốc gia nhỏ thành nước lớn hơn như Ăng-co, Sri-vi-giay-a vào thế kỷ VII đến thế kỷ X,.


1.2. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều

* Sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV như sau:

- Thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn đánh dấu các nhà nước phong kiến Đông Nam Á lớn mạnh và thống nhất: Đại Việt, Chăm pa, Lan Xang,... 

- Nền văn minh Đông Nam Á được định hình với cơ tầng văn hóa bản địa và biểu tầng văn hóa Ấn Độ- Trung Quốc.

-  Nền văn minh Hồi giáo đã xuất hiện và lan tỏa cũng cho thấy sự phát triển của văn minh Đông Nam Á.


1.3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều

.Những yếu tố từ phương Tây được tiếp nhận vào văn minh Đông Nam Á

- Từ thế kỷ XIX-XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á suy yếu và quá trình xâm lược của người Châu Âu, khởi đầu là người Bồ Đào Nha xâm chiếm Ma-lắc-ca vào năm 1511.

- Thời điểm này cũng đánh dấu Đông Nam Á mang sự giao thoa với văn minh phương Tây, nổi trội là:

+ Văn học và nghệ thuật.

+ Bên cạnh đó còn có ngôn ngữ, tư tưởng,...


2. Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á từ thời kì cổ - trung đại


2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều

* Các hình thức tín ngưỡng dân gian của cư dân Đông Nam Á là: Thờ cúng tổ tiên, thờ thần thiên nhiên và thờ thần động vật,...

- Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Nho giáo là những tôn giáo phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á:. 

- Các tôn giáo này được đón nhận ở Đông Nam Á bởi lẽ: 

+ Ở Đông Nam Á chưa tồn tại và phát triển tôn giáo dân tộc, chỉ có các tín ngưỡng mang tính bản địa. Hơn nữa, các tôn giáo cũng có những nét phù hợp trong tư tưởng phù hợp cư dân Đông Nam Á. 

+ Các tôn giáo khi được thâm nhập vào khu vực có những nước giữ nguyên mô hình tôn giáo và bên cạnh có những nước tiếp nhận chọn lọc.


2.2. Văn tự và văn học

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều


 - Về văn tự: Tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ, cư dân ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng của người Chăm, Khơ-me, người Thái, người Môn, người Mã Lai,....Riêng người Việt tiếp thu một hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm. 

- Về văn học: ĐNA có kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú với nhiều thể loại như truyền thuyết, sử thi, cổ tích,...

Văn học viết ở ĐNA ra đời khá muộn. Từ khoảng thế kỉ X đến XIII, nhiều nước ĐNA mới xuất hiện nền văn học viết.

Văn học ĐNA chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và phương Tây.


2.3. Điêu khắc và kiến trúc

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 ngắn nhất Cánh Diều

Thành tựu chủ yếu của kiến trúc, điêu khắc ở Đông Nam Á:

- Về kiến trúc:

+ Trong kiến trúc dân gian, nhà sàn được coi là biểu tượng văn hóa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á.

+ Kiến trúc tôn giáo đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình kiến trúc du nhập từ bên ngoài, kiến trúc tôn giáo ĐNA phổ biến với các công trình kiến trúc kiểu Hin-đu giáo, Phật giáo,...

+ Kiến trúc kiểu cung đình là hệ thống cung điện tại các kinh đô tiêu biểu như Thăng Long (Việt Nam), Luông-pa-băng (Lào),...

- Về điêu khắc:

+ Đạt đến trình độ cao, với nhiều tác phẩm chạm khắc công phu, độc đáo, chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ, Trung Quốc.

+ Phổ biến là các tác phẩm điêu khắc mang tính chất tôn giáo như tượng Thần, tượng Phật, phù điêu.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Cánh Diều

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 11 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 25/07/2022 - Cập nhật : 24/09/2022