logo

Tìm 5 từ Hán Việt chỉ người và 5 từ thuần Việt đồng nghĩa trong văn bản Thị Mầu lên chùa. Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt

Câu hỏi: Tìm 5 từ Hán Việt chỉ người và 5 từ thuần Việt đồng nghĩa trong văn bản Thị Mầu lên chùa. Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp đó.

Trả lời

- 5 từ Hán Việt chỉ người: chú tiểu, phú ông, thiếp, nhà sư, tri âm.

- 5 từ thần Việt đồng nghĩa:

+ Chú tiểu: chú Điệu, ông Đạo nhỏ

+ Phú ông: người đàn ông giàu có

+ Thiếp: vợ

+ Nhà sư: thầy chùa

+ Tri âm: bạn thân

Tìm 5 từ Hán Việt chỉ người và 5 từ thuần Việt đồng nghĩa trong văn bản Thị Mầu lên chùa. Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt

Việc sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp trên trong văn bản Thị Mầu lên chùa đã tạo cho người đọc, người nghe có cảm giác trang trọng, nghiêm trang, tao nhã, cổ kính phù hợp với xã hội xưa. Những từ Hán Việt này lại rất đỗi quen thuộc với chúng ta nên là tạo cảm giác quen thuộc, gần gũi khiến người đọc cảm nhận rõ hơn từng chi tiết trong văn bản. Thể loại dân gian này khi sử dụng với từ Hán Việt đã phát huy tối đa những ưu điểm về từ ngữ, nghĩa khi bị rút gọn bởi các âm thuần Việt qua đó cho ta thấy được sắc thái biểu cảm, tinh tế mà không kém phần uyển chuyển khi dùng. Từ Hán Việt dùng trong những trường hợp trên đã phản ánh sâu sắc những bài học, lớp nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.

* Từ Hán Việt

Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt, Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán). Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70 phần trăm, 30 phần trăm còn lại là từ Thuần Việt.

* Đặc điểm của từ Hán Việt

Sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt giúp thể hiện sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát.

Sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt trong nhiều trường hợp sẽ giúp thể hiện cảm xúc tốt hơn.

Sắc thái phong cách: nhiều từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực như khoa học, hành chính, chính luận. Nếu sử dụng từ thuần Việt trong các trường hợp này thì câu văn sẽ có sắc thái đơn giản và đời thường hơn.

* Một số từ Hán Việt phổ biến

Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo: Làm ác gặp điều ác, làm thiện gặp điều thiện.

An cư lạc nghiệp: Có chỗ ở ổn định và công việc tốt lành.

An thân, thủ phận hay An phận, thủ thường: Chỉ những người bằng lòng với số phận và cuộc sống hiện tại của bản thân.

Án binh bất động: Giữ yên hiện trạng, không tiến không lùi.

Anh hùng xuất thiếu niên: Trở thành anh hùng từ khi còn rất trẻ tuổi.

Bách niên giai lão: Trăm năm bạc đầu (câu chúc vợ chồng sống bên nhau dài lâu).

Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ, phân vân về một vấn đề.

Băng thanh ngọc khiết: Người con gái trong trắng như băng như ngọc

Bất chiến tự nhiên thành: Không đánh mà cũng thắng.

Bất cộng đái thiên: Thù không thể đội trời chung.

Cẩn ngôn vô tội, cẩn tắc vô ưu: Giữ gìn lời nói thì sẽ không dễ phạm lỗi, cẩn thận thì sẽ không phải lo lắng gì.

Cao nhân tất hữu cao nhân trị: Người giỏi rồi cũng ắt có người giỏi hơn.

Can tràng tấc đoạn: Đau đớn như ruột gan bị đứt lìa.

Cận mặc giả hắc, cận đăng giả minh: Tương đương với câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” trong tục ngữ Việt Nam.

Châu liền bích lạc: Chỉ sự kết hợp vô cùng ăn khớp.

Châu về hợp phố: Những gì quý giá rồi cũng trở lại với chủ cũ.

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 82

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 30/11/2022