logo

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Câu hỏi: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Lời giải

Những dấu hiệu:

- Đề tài: giáo dục cách cư xử giữa người với người.

- Cốt truyện: trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

- Nhân vật: có đào thương (Thị Kính) và đào lẳng (Thị Mầu).

- Cấu trúc: được chia thành nhiều màn và cảnh.

- Lời thoại: gồm có đối thoại, độc thoại, bàng thoại; ngoài ra còn có lời nói và lời hát.

- Lời thoại: mỗi một lời nói đều đề tên nhân vật.

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

>>>Xem trọn bộ: Bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 112, 113, 114, 115, 117 - Văn Chân trời sáng tạo

Đôi nét về nghệ thuật chèo

* Nguồn gốc của chèo

Nói đến nguồn gốc của chèo cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Chúng tôi mượn những đóng góp nghiên cứu của giáo trình ĐHQG Hà Nội để trình bày vấn dề này. Theo thư tịch cổ, hát chèo đã được nghiên cứu một cách công phu trong sách Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh (thế kỷ XV). Nhưng rất tiếc pho sách quý giá ấy của vị trạng nguyên và một trong những người lãnh đạo hội Tao Đàn đã không còn lưu giứ được cho đến ngày nay. Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) và Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (thế kỷ XVIII) đều có ghi rằng vào đời Lý Nhân Tông (1075) trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân sĩ của ta có bắt được một kép hát nổi tiếng trong đội quân Tống (Lý Tôn Đạo). Chính người này đã dạy cho quan sĩ của ta loại ban hí và về sau lan tỏa, phát triển dần thành hát chèo. Tương tự thời Trần ta cũng bắt được một kép hát của nước Nguyên Mông tên là Lý Nguyên Cát, người này lại dạy cho quân sĩ ta loại văn ca và long ngâm. Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (thế kỷ XVII) có ghi lại rằng loại văn ca đó được hát trong lễ đưa tang Trần Nhân Tông. Như vậy theo quan điểm của các sử gia trên thì hát chèo có nguồn gốc từ phương Bắc du nhập sang nước ta.

* Đặc điểm của chèo

Theo các nhà nghiên cứu thì hát Chèo mang rất nhiều các đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật phải kể đến:

- Thể loại kịch hát dân gian dân tộc mang tính nguyên hợp

- Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa

- Mô hình hóa (hình tượng của nhân vật).

- Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn, điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan, giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu.

- Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu luôn kết hợp hài hòa giữa (yếu tố) bi và hài.

- Khán giả đồng sáng tạo với nghệ sĩ trên sân khấu, nhờ vào mối quan hệ giao lưu khơi gợi, kích động sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo và trình diễn.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022