logo

Nội dung chính bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 trang 112 (CTST)

Giới thiệu Nội dung chính bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 trang 112 (CTST) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Thị Mầu lên chùa.

Bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính - nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.


1. Giới thiệu về tác giả 

- Theo Hà Văn Cầu (chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn)


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

Thể loại: Chèo

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.

- Các vở chèo nổi tiếng như Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,...

Xuất xứ

- Chèo Quan Âm Thị Kính

+ Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... vào thế kỉ 20

+ Nội dung chính: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô - người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.

+ Vở chèo mang nhiều giá trị đối với những nghệ thuật tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt và có nhiều bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người

- Đoạn trích Thị Màu lên chùa

+ Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Tóm tắt: Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt. 

Nội dung chính bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 trang 112 (CTST)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính - nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

Bố cục

- Phần 1: (Từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa

- Phần 2: (Còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm

- Phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ

Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu chèo

- Nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống hấp dẫn

- Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích? Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở).

Nội dung chính bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 trang 112 (CTST)

Lời giải

Nội dung chính bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 trang 112 (CTST)

Câu 2: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?

Lời giải

- Liệt kê một số câu thoại đáng lưu ý, liên quan trực tiếp đến quan niệm về tình yêu, hạnh phúc của Thị Mầu, giải thích quan niệm ấy.

Lời thoại

Quan niệm

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua

Đã yêu nhau thì phải chủ động bày tỏ, tìm cách thoả mãn nhu cầu gặp gỡ, ái ân

Một cành tre, năm bảy cành tre 

Phải duyên thôi lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Yêu là phải duyên, đã phải duyên thì đôi bên tự quyết, đợi chờ và tiến đến hôn nhân
Mẫu đơn giồng cảnh nhờ thờ  
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau  

- Chỉ ra nét tích cực/ tiêu cực nếu có trong quan niệm của nhân vật Thị Mầu về tình yêu, hạnh phúc (trên cơ sở đối chiếu với quan niệm truyền thống).

+ Tích cực: Dám mạnh mẽ đứng lên, cất tiếng nói đòi quyền được hạnh phúc, quyền được yêu đây là điều mà rất ít những người phụ nữ trong xã hội phong kiến dám làm.

+ Tiêu cực: Cách thể hiện tình cảm không phù hợp với đối tượng, dẫn đến nhưng hành vi đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội, quan niệm truyền thống.

Câu 3: Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Lời giải

- Tiếng đế: hình thức giao lưu trực tiếp bằng đối đáp giữa khán giả (hoặc dàn đế) với diễn viên trong một buổi diễn chèo sân đình. Là tiếng nói khen chê, mách bảo hay tranh cãi của khán giả (hoặc dàn đế) với một vai trò đang diễn. Ví dụ. vai Thị Mầu (vở "Quan Âm Thị Kính"): Chị em ơi, ai đến tu chùa mà đẹp thế nhỉ? Tiếng đế: Sao lại khen tiểu thế cô Mầu ơi. Thị Mầu: Đẹp thì người ta khen chứ sao. Tiếng đế: Lẳng lơ thế cô Mầu. Thị Mầu: Kệ tao.

- Tiếng đế đã thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá về nhân vật Thị Mầu (trích). Có thể tóm tắt như sau:

Nội dung chính bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 trang 112 (CTST)
Nội dung chính bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 trang 112 (CTST)

- Ý kiến cá nhân:

Tôi đồng tình với cách nhìn nhận đánh giá về nhân vật Thị Mầu qua tiếng đế.

- Lí do: Vì theo quan niệm văn hóa xưa và với chuẩn mực đạo đức, văn hóa thì hành động và việc làm của Mầu là không đúng, không nên và cần phải lên tiếng.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022