logo

Phân tích Ngôn chí bài 3 ngắn nhất

Nguyễn Trãi nổi tiếng ngoài việc là một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà quân sư lỗi lạc của triều đình thời bấy giờ thì ông còn được công chúng biết đến rộng rãi với vai trò là một người sáng tác văn chương. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi mang tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu bài viết “Phân tích Ngôn chí bài 3 ngắn nhất” do chính ông chắp bút.


Dàn ý Phân tích Ngôn chí bài 3 ngắn nhất

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Thiên nhiên là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca.

- Vấn đề: Phân tích Ngôn chí bài 3.

2. Thân bài

- Giới thiệu chung: Rút trong tập “Quốc âm thi tập”, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể, viết bằng chữ Nôm và nội dung chính của bài thơ.

- Phân tích:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên: Thiên nhiên hiện lên thơ mộng, trữ tình qua hình ảnh mái hiên, cây mai, bóng trăng, luống hoa,…

+ Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: Nhân cách cao quý, không bị vấy bẩn của người làm quan thuở xưa. Không vì hư vinh mà làm biến chất con người.

- Đánh giá:

+ Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên đồng thời nói lên phẩm cách của một vị quan lỗi lạc.

+ Làm thơ xuất phát từ trái tim chân thành.

+ Khơi dậy đến người đọc cảm xúc tự hào.

3. Kết bài

- Tổng kết vấn đề.


Phân tích Ngôn chí bài 3 ngắn nhất

      Thiên nhiên là trong những nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Chính bởi say đắm cái vẻ đẹp tình tứ, ngọt ngào của thiên nhiên mang lại, nhiều nhà thơ đã không kìm nổi lòng mình. Hoặc đôi khi, viết về thiên nhiên song lại ẩn chứa nỗi lòng trắc ẩn. Đến với nhà thơ Nguyễn Trãi, người đọc được hòa mình với thiên nhiên thơ mộng, trữ tình qua bài “Ngôn chí”:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Cơm ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là.

Nước dưỡng cho thanh, tri thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải luống ương hoa.

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,

Ngâm được câu thần dắng dắng ca.”

      “Ngôn chí” là bài thơ thứ ba được rút trong tập “Quốc âm thi tập” viết bằng chữ Nôm thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật biến thể. Với lời thơ mộc mạc, giản dị mà ngắn gọn, “Ngôn chí” đã nêu bật được tâm hồn yêu thiên nhiên và ẩn sau đó là vẻ đẹp cốt cách thanh tao của tác giả.

      Bàn đến “Ngôn chí”, điều mà người đọc ấn tượng nhất, ấy chính là vẻ đẹp thiên nhiên quá đỗi thơ mộng:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

Thị phi nào đến cõi yên hà.”

Phân tích Ngôn chí bài 3 ngắn nhất

      Hình ảnh mái hiên và cây mai xuất hiện ngay câu đầu tiên của bải thơ gợi sự gần gũi, thân quen về khung cảnh làng quê Việt Nam. Điều này đã mang đến một không gian tĩnh mịch, yên bình mà người đọc có thể cảm nhận được thông qua “am trúc hiên mai”.

“Nước dưỡng cho thanh, tri thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải luống ương hoa.”

      Mặt nước xanh phẳng lặng được bóng trăng chiếu rọi làm sáng cả mặt hồ. Dưới ánh trăng tròn, to lung linh huyền ảo đó, ta được say sưa đắm mình ngắm trăng – ngắm vẻ đẹp của tạo hóa. Không chỉ vậy, hình ảnh “đất” và “hoa” tạo sự liên kết nhân quả. Nhờ có đất ‘bồi bổ” mà ra đời những luống hoa thơm ngát tỏa rực cả một vùng trời. Vẻ đẹp thiên nhiên đâu cần phải là thứ gì đấy mĩ miều, thiên nhiên, đơn giản chỉ là những quanh cảnh đời thường, chỉ cần khựng lại nhìn một chút, ta sẽ thấy, mọi thứ xung quanh thật đẹp. Vạn vật dường như căng tràn sức sống.

      Không chỉ miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên, bài thơ còn là nỗi giãi bày tâm sự của tác giả:

“Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

Thị phi nào đến cõi yên hà.”

      Cảnh vật đẹp đến yên bình như thế, Nguyễn Trãi gọi đó là “cõi yên hà”. Đây là không gian mà không có bất cứ chuyện gì có thể xảy ra, là không gian tách biệt với thế giới bên ngoài, tách biệt với những ồn ào xô bồ ngoài kia. Điều này đặc biệt thú ý đối với những vị quan ngày xưa, khi gặp chuyện bất bình, họ chọn giải pháp “bế quan tỏa cảng” để gìn giữ cái phẩm cách cao quý của mình.

“Cơm ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là.”

Phân tích Ngôn chí bài 3 ngắn nhất

      Món ăn bình dị của người Việt – cơm cà dưa muối lại là món ăn mà nhân vật trữ tình lựa chọn để viết nên những vần thơ. Không phải là sự ngẫu nhiên! Làm quan, ta biết rằng, đó là những vị được ăn sung mặc sướng. Với đủ những của ngon vật lạ trên đời, khoác lên mình những bộ đồ làm từ gấm vóc sang trọng, song đó không là điều mà Nguyễn Trãi cảm thấy vinh dự hay tự hào. Ông cho rằng, cốt cách của một người làm quan, cao quý nhất là kẻ không màng đến hư vinh. Vậy nên, khi sống cuộc sống hiện tại, tuy bình dị, đơn giản nhưng lại làm cho nhân vật trữ tình hài lòng, mãn nguyện.

“Nước dưỡng cho thanh, tri thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải luống ương hoa.”

      Trăng sáng như phẩm cách của người làm việc chốn quan trường. Tâm sạch mới được lòng dân, mới không hổ thẹn với đời. Biện pháp tu từ ẩn dụ đã ngầm nói lên mong ước của ông. Là một vị quan song lại sống một cuộc sống hết sức đời thường, như người nông dân chính hiệu khiến ông cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản.

“Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,

Ngâm được câu thần dắng dắng ca.”

      Trong đêm tuyết rơi đã đẩy cảm xúc của nhân vật trữ tình lên đỉnh cao. Ông thăng hoa với nghệ thuật, lời thơ cứ thế tuôn ra một cách tự nhiên. Tiếng ngâm ca ấy, có chăng là tiếng lòng được cất giấu bao lâu nay chưa có dịp để thỏa? Tác giả gọi đây là “câu thần”.

      Hiểu được sự, phải đi từ gốc rễ. Người ta phải được con người của người sáng tác, mới dần cảm thụ được qua thơ. Thơ đến với người ta, đâu gì xa hoa, lộng lẫy. Thơ, hãy cứ là chính mình! Chỉ cần xuất phát từ trái tim, thì đó là bài thơ đáng được trân trọng. Bởi đó là những vần thơ chân thật, không ma mị, xảo quyệt! Và có lẽ, với Nguyễn Trãi – nhà làm quan lỗi lạc, ông không để những thứ hư vinh làm vấy bẩn cốt cách cao quý của chính mình. Bài thơ “Ngôn chí” một mặt diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, một mặt nói lên vẻ đẹp cốt cách của người cầm bút. Chính điều này đã chạm đến sự ngưỡng mộ của độc giả. Đó là tình cảm trân quý về một người làm nghệ thuật có tâm.

      Như vậy, thông qua “Ngôn chí” của Nguyễn Trãi, người đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình đồng thời bày tỏ sự trân trọng nhân cách người làm quan một thời!

------------------------------------------------------------

Trên đây là Phân tích Ngôn chí bài 3 ngắn nhất do Toploigiai biên soạn. Mong rằng, bài viết này phần nào giúp ích các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 28/05/2023 - Cập nhật : 20/08/2023