logo

Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Văn 8 Kết nối tri thức)

"Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử đất nước Việt Nam anh hùng và khơi dậy biết bao dòng cảm xúc trong tâm hồn những người con yêu nước. Bài văn Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc với hình tượng bậc anh hùng hào kiệt Trần Quốc Toản.


Dàn ý phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng 

a, Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

b, Thân bài

- Ý nghĩa nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

- Cuộc đời lừng lẫy của bậc anh hùng giáng thế

- Chân dung người anh hùng Trần Quốc Toản dưới ngòi bút chân thực, bằng tài năng và tâm huyết của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mang hào lí lẫy lừng giống như cậu bé Thành Gióng đánh giặc ân xưa.

c, Kết bài

Khẳng định nghệ thuật và tư tưởng mà tác phẩm gửi gắm.

Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bài văn phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Mẫu 1

“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Huy Tưởng. Phân tích tác phẩm giúp người đọc hiểu hơn về một thiếu niên yêu nước, có ý chí căm thù giặc sâu sắc.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912, quê ở Hà Nội. Trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch. Ông đã để lại cho văn học nói riêng và nền nghệ thuật nói riêng của Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như: “Đêm hội Long Trì”, “Vũ Như Tô”,... Đoạn trích “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” thuộc phần 3 của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”. 
Đoạn trích kể về một cậu thiếu niên Hoài Văn dù vẫn còn trẻ tuổi nhưng đã biết trăn trở, lo toan việc nước, và một mối căm thù giặc dữ, muốn diệt giặc để bảo vệ yên dân, đất nước thái bình. Ngay từ nhan đề của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, người đọc đã có thể hình dung ra nhân vật chính Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản là một bậc anh hùng thiếu niên yêu nước Trần Quốc Toản. Hoài Văn vồn là một “bậc tôn thất” thuộc dòng dõi nhà Trần. Khi quân Nguyên lăm le sang cướp nước ta, do chưa đến tuổi trưởng thành, nhỏ hơn những người em họ là các “con trai của Hưng Đạo Vương” chỉ “dăm sáu tuổi”, cho nên Trần Quốc Toản không thể cùng vua Thiệu Bảo và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Sau đó, Hoài Văn đã về xin mẹ chiêu mộ binh lính, huấn luyện quân sĩ, dựng cờ lớn để sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Diệt giặc mạnh, báo ơn vua). 
Chi tiết mở đầu cho câu truyện là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản  “nằn nì” để quân Thánh Dực “cho chàng xuống bến” để cùng dự bàn việc nước nhưng không thành. Không khí ở bến Bình Than, nơi diễn ra một hội nghị quan trọng vô cùng căng thẳng với những “thuyền lớn của các vương hầu về hội sự… phất phới những lá cờ của Chiêu Minh Vương, Chiêu Quốc Vương, Chiêu Văn Vương, Hưng Đạo Vương,...”. Tất cả những điều ấy khiến cho Hoài Văn ruột nóng cồn cào, chỉ có thể “đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than” và âm thầm quan sát, lắng nghe “các vương hầu đang bàn việc nước với quan gia”. Càng lắng nghe những điều ấy, Hoài Văn càng thêm nôn nóng, chàng quyết định liều lĩnh xô ngã lính canh, thậm chí là tuốt gươm dọa nạt “Không buông ra, ta chém!”  để có thể vào tâu với vua. Những suy nghĩ của chàng đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh một người trẻ tuổi có tấm lòng nồng nàn yêu nước và bất bình khi không được can dự vào một buổi họp liên quan đến vận mệnh quốc gia: “Cháu biết là mang tội lớn. Những cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn…”. Thế nhưng, dẫu cho Trần Quốc Toản có là một vị anh hùng thiếu niên không thể dửng dưng trước cảnh nước nhà lâm nguy, thì trong mắt vua, “chàng như một đứa trẻ”. Và cũng vì lẽ ấy, vua xem Hoài Văn như con trẻ mà ban “một quả cam sành chín mọng”: “Vậy thưởng cho em ta một quả”. Cuối cùng, chàng cũng nhận ra “vua ban cam quý, nhưng việc dự bàn vẫn không cho”, tài năng của chàng khó lòng được trọng dụng vì chàng tuổi còn nhỏ và không biết tự lúc nào chàng đã “bóp nát quả cam trong tay”. Đó không phải là nỗi hờn giận vua không xem trọng bản thân, mà là nỗi hận giặc ngoại xâm đến mức muốn nghiền chúng thành trăm nghìn mảnh.
Qua tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, hình ảnh người anh hùng trẻ tuổi có khí phách hiên ngang và dũng cảm đã hiện lên thật tinh tế và hào hùng. Bằng cách sử dụng các từ ngữ gợi nhiều cảm xúc, lập luận chặt chẽ, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thành công khi làm tài hiện trước mắt người đọc một Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với tấm lòng nhiệt thành yêu nước và mong muốn được ra tay tiêu diệt lũ giặc phách lối. Tất cả đã làm nổi bật lên hào khí Đông A của một thời kỳ lịch sử vàng son của dân tộc.


Bài văn phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Mẫu 2

      Trần Quốc Toản là một tông nhất nhà Trần với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Ông đã sống và cống hiến hết mình vì sứ mệnh của dân tộc, ông ra đi để lại một tấm gương sáng về tấm lòng yêu nước cho ngàn đời sau nói theo. Câu chuyện cuộc đời ông cứ thế được lưu truyền qua bao đời nay và được ca tụng dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng với hình ảnh “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”. 

      Ngay từ đầu tác phẩm cho ta biết về ý nghĩa nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.

Chí lớn của Trần Quốc Toản, tác giả kể về giấc mơ khi Trần Quốc Toản còn bé, ông mơ bắt sống được tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã ý thức được bổn phận của đấng nam nhi, còn nhỏ nhưng ấp ủ hoài bão lớn, chính là hoài bão của dân tộc. Tuy chỉ nhỏ hơn các anh trai “dăm sáu tuổi” mà được tham gia bàn việc nước, điều đó càng làm tâm can Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Thậm chí chàng còn có suy nghĩ xô ngã lính để chạy xuống nơi quan quân bàn bạc thế sự”, chi tiết đó đủ để ta hiểu được tấm lòng thương nước, lo cho dân của chàng. Đường đường là một bậc nam nhi khí phách oai hùng, sao có thế dửng dửng trước cảnh nước nhà đang khốn khó. Càng nghĩ chàng càng thêm nôn nóng, chàng quyết định xô ngã lính để vào tâu với nhà vua. Thế nhưng tài của chàng khó mà được nhà vua công nhận bởi trong mắt vua “chàng như một đứa trẻ”. Không được vua trọng dụng nhưng sao mà tránh được lệnh vua, chàng chỉ biết “bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào”. Phải chăng bóp nát quả cam không phải vì giận hờn vua? Phải chăng bóp nát quả cam đó chính là nỗi căm hờn giặc ngoại xâm đến nỗi muốn nghiền chúng thành chăm mảnh? Đó quả thực là vì lòng khát khao yêu nước, thương dân. Ngày ngày chàng chăm chỉ luyện tập, chàng hạ quyết tâm trên bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”. 

      Người anh hùng Trần Quốc Toản xuất hiện dưới ngòi bút miêu tả tinh thế chính là thành công của tác phẩm. Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường. Đặc biệt, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” chắc chắn rằng sẽ là một tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thế hệ mầm non của đất nước, là tấm gương sáng cho các em noi theo.


Sơ đồ tư duy phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Văn 8 Kết nối tri thức)

----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến bài văn mẫu Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 24/02/2023 - Cập nhật : 09/05/2024