logo

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng Giang

Huy Cận là gương mặt tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới của nền văn học nước nhà, những sáng tác của ông để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc, đặc biệt là bài thơ Tràng Giang. Sau đây, mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài viết phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng Giang. 


Cấu tứ bài Tràng Giang

- Có thể hiểu cấu tứ là linh hồn của toàn bộ tác phẩm, đây là nơi cung cấp cho độc giả một cách nhìn mới, một vị trí để quan sát toàn bộ tác phẩm, nhờ vào cấu tứ mà người đọc dễ dàng cảm nhận được bài thơ, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

- Trong bài thơ Tràng Giang, cấu tứ được thể hiện rõ qua nhan đề của tác phẩm, đồng thời Huy Cận đã tạo nên sự liên kết giữa nhan đề Tràng Giang và toàn bộ mạch cảm xúc của bài thơ, hình ảnh con sông dài đã len lỏi và thấm nhuần trong từng con chữ. 

- Ở đây không chỉ có một con sông mà con có con sông xúc cảm đang dập dìu trong lòng của Huy Cận, hai dòng sông ấy hoà làm một và tạo nên vẻ đẹp cho bài thơ. 

- Huy Cận khéo léo sử dụng các từ “con nước, nước” kết hợp với các từ “cồn nhỏ, bờ xanh, bãi vàng…” 


Hình ảnh trong bài thơ Tràng Giang 

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng Giang  - ảnh 1

- Hình ảnh thơ vô cùng độc đáo và đặc biệt, tác giả mượn những hình ảnh của cơn sóng ngoài đời thực để nói lên cơn sóng lòng trong trái tim mình. 

- Hình ảnh giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng lãng mạn và trữ tình. 

- Thông qua những hình ảnh đặc biệt mà người đọc cảm nhận được những giá trị, những cảm xúc buồn bã, nuối tiếc của Huy Cận. Đồng thời còn thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, của dòng sông tươi đẹp. 

- Các hình ảnh thơ tiêu biểu như “củi một cành khô”, “bèo giạt về đâu, hàng nối hàng”, “con thuyền xuôi mái nước song song”… 


Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng Giang (hay nhất) 

Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng Giang - ảnh 2

Giai đoạn năm 1930-1945 là sự phát triển vượt bậc của nền văn học Việt Nam với sự đóng góp của các nhà thơ mới, tiêu biểu phải kể đến nhà thơ Huy Cận. Nhắc đến Huy Cận, có người đã từng nhận xét rằng “Huy Cận lượm lặt những chút nỗi buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được…” Và Tràng Giang của Huy Cận chính là một tác phẩm như thế, một tác phẩm mà ông đã “lượm lặt những chút nỗi buồn rơi rác để sáng tạo”, đặc biệt qua bài thơ, người đọc không khỏi ấn tượng trước cấu tứ thơ và hình ảnh đặc biệt trong bài. 

Huy Cận là một nhà thơ tài năng, đa tài với cái tôi vô cùng đặc biệt, không bị trộn lẫn bởi các nhà thơ cùng thời. Những sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám thường mang những nét trầm buồn, u sầu nhưng sau Cách mạng thì đã có sự thay đổi, phong cách sáng tác của ông dần trở nên vui tươi, màu sắc và hạnh phúc hơn. Tràng Giang ra đời trong giai đoạn sáng tác trước của tác giả và được in trong tập thơ nổi tiếng Lửa thiêng. 

Bàn về cấu tứ, người đọc có thể hiểu cấu tứ là linh hồn của toàn bộ tác phẩm, đây là nơi cung cấp cho độc giả một cách nhìn mới, một vị trí để quan sát toàn bộ tác phẩm, nhờ vào cấu tứ mà người đọc dễ dàng cảm nhận được bài thơ, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

Điều đặc biệt là nhan đề của toàn bộ tác phẩm là Tràng Giang, tức có thể hiểu là “con sông dài”, Huy Cận đã sử dụng hai vần “ang” liên tiếp làm cho con sông đã dài nay còn mở rộng ra hơn cả, tác giả đã miêu tả con sông ấy trong toàn bộ tác phẩm. Con sông là nơi khơi nguồn cảm hứng, là mạch cảm xúc chính của toàn bộ bài thơ. Hình ảnh con sông đã len lỏi vào từng câu chữ và thấm đẫm nỗi buồn, những cảm xúc đặc biệt của chính tác giả. 

Lúc này, thông qua cấu tứ, người đọc nhận ra là có hai dòng sông đang cuộn trào, dòng sông Tràng Giang và dòng sông trong lòng của tác giả Huy Cận. Nhờ vào đây, người đọc đã dễ dàng liên kết, cảm nhận và đặt trọn vẹn cảm xúc của mình vào trong bài thơ, chính vì vậy mà những tâm tư, tình cảm của tác giả đã chạm đến trái tim bạn đọc. Huy Cận đã sử dụng lặp lại rất nhiều từ “nước”, “cơn nước” kết hợp với các từ “ cồn nhỏ, bờ xanh, bãi vàng..” để tạo nên sự đặc biệt cho tác phẩm. 

Một tác phẩm hay và xuất sắc không thể thiếu sự đóng góp của những hình ảnh đặc biệt. Hình ảnh trong bài tơ Tràng Giang vô cùng giản dị và mộc mạc, nhưng cũng không kém phần trữ tình và hấp dẫn. 

Hình ảnh thơ tiêu biểu “củi một cành khô” khiến người đọc không khỏi xót xa, nếu ngày xưa các tác giả thường sẽ lựa chọn những hình ảnh ước lệ tượng trưng như tùng, cúc, trúc, mai thì Huy Cận đã lựa chọn hình ảnh “củi khô”. Hình ảnh này không chỉ làm nổi bật sự héo úa, lụi tàn của củi mà còn là sự vô định, chênh vênh giữa dòng đời khi không biết phải đi đâu và về đâu. 

Các hình ảnh cánh chim như chợ nặng bóng chiều đang “nghiêng cánh nhỏ” đã cho thấy được sự tương phản của cánh chim nhỏ nhơi với bầu trơi bao la và rộng lớn. Mây lớp đùn đùn lên như những “núi bạc” đã khiến cho ý của toàn bộ câu thơ được mở rộng và bao la, khiến người đọc ấn tượng mãi không quên. 

Tràng Giang của Huy Cận xứng đáng là bài thơ hay nhất viết về đề tài thiên nhiên, nhờ vào cấu tứ và những hình ảnh đặc biệt trong bài thơ mà người đọc đã cảm nhận được nỗi buồn man mác, sự nuối tiếc và buồn bã của tác giả, đó chính là nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ gia đình, nhớ nhà da diết. Tác phẩm thật xuất sắc, đúng như Xuân Diệu đã từng nhận xét “Tràng Giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc”. 

icon-date
Xuất bản : 18/10/2023 - Cập nhật : 18/10/2023