logo

Nội dung chính bài Huyện Trìa xử án SGK Ngữ văn 10 trang 118 (CTST)

Giới thiệu Nội dung chính bài Huyện Trìa xử án SGK Ngữ văn 10 trang 118 (CTST) chi tiết nhất về bố cục, thể loại, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt và câu hỏi trong SBT của bài Huyện Trìa xử án.

Bài Huyện Trìa xử án SGK Ngữ văn 10 có nội dung chính như sau

Nội dung chính

Vợ chồng trùm sò kiện thị Hến lên quan trên vì nghi ngờ ăn cắp đồ của gia đình mình. Tuy nhiên huyện Trìa quan xử án lại là tên quan mê tiền bạc, sắc đẹp, nên thị Hến đã thắng kiện.


1. Giới thiệu về tác giả 

- Khuyết danh


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Xuất xứ

a. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất

- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở

- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.

b. Văn bản Huyện Trìa xử án

- Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt

- Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 534 - 538

Thể loại

- Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam

- Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.

- Có thể nói tuồng là sân khấu của những người anh hùng… Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera,... là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Tóm tắt: Vợ chồng trùm sò bị mất đồ quý, nghi ngờ thị Hến ăn cắp đồ của gia đình mình nên quyết định kiện thị Hến ra quan trên xử phạt. Quan trên ở đây là huyện Trìa, một tên quan ham mê tiền bạc đút lót và sắc đẹp. Không ngờ, huyện Trìa lại say mê trước vẻ đẹp của thị Hến nên phán xử cho nàng vô tội cho dù sự việc chưa được nghiên cứu kĩ. Vợ chồng Trùm Sò đành phải ra về trong cay cú.

Nội dung chính bài Huyện Trìa xử án SGK Ngữ văn 10 trang 118 (CTST)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính

Vợ chồng trùm sò kiện thị Hến lên quan trên vì nghi ngờ ăn cắp đồ của gia đình mình. Tuy nhiên huyện Trìa quan xử án lại là tên quan mê tiền bạc, sắc đẹp, nên thị Hến đã thắng kiện.

Bố cục

Văn bản chia thành 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến…bày thiệt nào: Giới thiệu nhân vật huyện Trìa và tính cách của hắn

- Phần 2: Còn lại: Cuộc xử án của Huyện Trìa với mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm sò


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát mục rữa của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc

- Cho thấy những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng

- Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng

Giá trị nghệ thuật

- Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động

- Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh

- Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc


5. Câu hỏi trong SBT

Câu 1: Chỉ ra mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên toà. Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hoá mâu thuẫn đó.

Lời giải

Các giai đoạn nảy sinh, phát triển mâu thuẫn:

Trước phiên tòa

Các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng:

- Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lí Là [1]

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]

Trong phiên tòa

Các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển:

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2]

- Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3]

Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới:

- Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đề Hầu [4]

- Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò [5]

Phân tích nguyên nhân:

Các mâu thuẫn nảy sinh trước phiên toà xuất phát từ vụ trộm và việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác. Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc được đưa đến cho quan toà (Huyện Tria) xử lại nảy sinh những mâu thuẫn mới (nhất + mâu thuẫn 4], [5]) Nguyên nhân là do Đề Hầu và Huyện Tria đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng ban on cho Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép Trùm Sò.

Câu 2: Từ lòi xung danh (bàng thoại) của Huyện Tria và lời ông ta đối thoại với các nhân vật trong phiên toà, nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Lời giải

Nội dung chính bài Huyện Trìa xử án SGK Ngữ văn 10 trang 118 (CTST)
Nội dung chính bài Huyện Trìa xử án SGK Ngữ văn 10 trang 118 (CTST)

Nhận định chung về tĩnh cách của Huyện Tria:

- Qua những lời bàng thoại: Huyện Tria là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như hảo sắc, dại gái, sợ vợ tham tiền, thích nhàn hạ hưởng thụ, chính mảng việc công; xử án ăn tiền, bất cẩn luật lệ..

- Qua những lời đối thoại, phán quyết trong phiên toà: Quan huyện Tria xử kiện bất minh. Vì háo sắc, Huyện Tria ngang nhiên biển công dường thành nơi tán tỉnh gái goi, xưng hô thở lợ, xét xử thiên vị, tuỳ tiện, bất minh (không quan lâm đến sự thật ai đúng ai sai, ai vô tội, ai có lội,...). Phát huy tác dụng của ngôn ngữ bàng thoại, độc thoại với đối thoại trong tuồng đỏ để lột trần bản chất xấu xa, đen tối của nhân vật Huyện Tria – một hình tượng biếm hoạ có ý nghĩa phê phán sâu sắc.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022