logo

Nói dơi nói chuột là phương châm gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Nói dơi nói chuột  là nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không

Nói dơi nói chuột là phương châm về chất.

Để giúp các bạn hiểu hơn về các phương châm hội thoại, Top lời giải đã mang tới một số kiến thức mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Phương châm hội thoại là gì?

Nói dơi nói chuột là phương châm gì

Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

a. Phương châm về lượng

- Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.

- Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

Ví dụ:

Câm miệng hến và Lắm mồm lắm miệng

- Câm miệng hến là nói quá ít

- Lắm mồm lắm miệng là nói quá nhiều

>>> Xem thêm: Hứa hươu hứa vượn là phương châm gì?

b. Phương châm về chất

Chất ở đây là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn để mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Cần lưu ý một số điểm sau:

Trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề, cần biết chính xác những điều mình muốn nói và kết quả đó phải được xác thực từ những nguồn uy tín.

Không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên.

Dùng để phê phán những người, ba hoa, khoác lác hay chúng ta thường gọi vui là “chém gió”.

Mọi thông tin khi muốn người khác tin là đúng sự thật cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể.

Ví dụ: Nói dơi nói chuột

Nói dơi nói chuột  là nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không

c. Phương châm quan hệ

Xét ví dụ: Trong tiếng Việt có thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?

=> Tình huống hội thoại mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau, không thống nhất.

=> Tình huống hội thoại này dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp không hiểu nhau hoặc hiểu sai nội dung giao tiếp.

Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

Ví dụ:

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược: là sự không thống nhất về nội dung, mỗi người nói một chủ đề, không có sự liên quan

d. Phương châm cách thức

Cho câu: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.

- Có thể hiểu câu trên theo hai cách:

Một là đồng ý với những nhận xét, đánh giá của mọi người về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.

Hai là đồng ý với những nhận xét, đánh giá trong truyện ngắn của ông ấy.

=> Cần nói cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng mà “tôi đồng ý”.

Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức).

Trong hội thoại, khi đến lượt lời của mình, mỗi chúng ta hãy chú ý nói đúng trọng tâm vấn đề chính của hội thoại, không nên nói lan man, dài dòng. Mỗi người cần lựa chọn ngôn ngữ, sắp xếp các ý cho thật ngắn gọn, xúc tích.

Ví dụ:

Dây cà ra dây muống

- Dây cà ra dây muống là nói năng dài dòng, rườm rà

=> Đây là phương châm cách thức

c.. Phương châm lịch sự

Ví dụ: Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có một số câu như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Vàng thì thử lửa thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”;. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên bảo điều gì?

=> Qua những câu ca dao này, cha ông ta khuyên bảo cần biết tế nhị, khiêm tốn và lịch sự khi giao tiếp với người khác.

Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

Ví dụ:

Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

>>> Xem thêm: Nói tràng giang đại hải là phương châm gì?


2. Tại sao cần nắm vững các phương châm hội thoại?

Nói dơi nói chuột là phương châm gì

Trong quá trình giao tiếp, cần nắm vững, hiểu rõ những phương châm hội thoại để thực hiện thành công, giúp người đối diện dễ hiểu. Tùy vào tình huống cụ thể, mà người nói có thể vận dụng các phương châm hội thoại này một cách linh hoạt và phù hợp hoàn cảnh.

Nguyên nhân gây nên tình trạng những phương châm hội thoại không được tuân thủ như:

Người nói vụng về, thiếu khéo léo hay thiếu kinh nghiệm trong việc giao tiếp.

Người nói chú ý đến phương cham hội thoại khác hoặc cần thực hiện mục tiêu khác quan trọng hơn.

Người nói muốn tạo dựng sự chú ý, thu hút người nghe hiểu câu với hàm ý khác.

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu các kiến thức bổ ích qua câu hỏi Nói dơi nói chuột là phương châm gì? và một số kiến thức liên quan tới phương châm hội thoại. Hi vọng các bạn có thể vận dụng tốt và đạt được kết quả học tập cao.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022