logo

"Trong như tiếng hạc bay qua" sử dụng biện pháp tu từ


Câu hỏi: Trong như tiếng hạc bay qua sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu trả lời chính xác nhất: Câu thơ “Trong như tiếng hạc bay qua” nằm trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du thuộc chương trình ngữ văn lớp 9. Trong câu thơ “ Trong như tiếng hạc bay qua’’ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Ở đây, những so sánh của Nguyễn Du thực sự là rất ấn tượng và đặc sắc. Từ những điều tưởng chừng như khó có thể mà ước lượng được (như là trong,đục) thì lại được ông ví với những sự vật rất cụ thể (như tiếng hạc bay qua,như tiếng suối mới sa nửa vời). Từ những hình ảnh so sánh này, Nguyễn Du đã thực sự chứng minh được tài năng sáng tạo rất độc đáo của mình để ngôn ngữ truyện Kiều mang phong cách của một cá tính nghệ thuật.

Để hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ so sánh, mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung dưới đây!


1. So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có thể thấy so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

                                (Hồ Chí Minh)

Trẻ em được so sánh như búp trên cành vì có nét tương đồng đều non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

                                     (Ca dao)

Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn có nét tương đồng là: to lớn, nhiều.

Trong như tiếng hạc bay qua sử dụng biện pháp tu từ

>>> Xem thêm: Biện pháp tu từ so sánh trong câu “Một mặt người bằng mười mặt của” có tác dụng gì?


2. Cấu tạo của phép so sánh

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ ngữ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

Nói thêm:

- Có một số trường hợp câu nhân hóa không tuân theo cấu tạo.

- Phương diện và từ so sánh bị lược bỏ.

Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn ông cha.

>>> Xem thêm: So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh?


3. Các kiểu so sánh

a. So sánh không ngang bằng

Kiểu so sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc có sự tương đồng với nhau. Ngoài mục đích tìm sự giống nhau, so sánh ngang bằng còn thể hiện hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn.

Trong câu có các từ gồm “kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng,…”

Ví dụ:

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bằng bấy nhiêu .

Thân em như tấm lụa đào

b. So sánh không ngang bằng

So sánh không ngang bằng hay còn gọi là so sánh hơn kém, đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.

So sánh không bằng là hình thức đối chiếu giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ không tương đồng để làm nổi bật cái còn lại.

Từ so sánh: kém, kém hơn, chẳng bằng, không bằng, khác,…

Ví dụ: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”.

                          (Bầm ơi! – Tố Hữu)

Ngoài 2 kiểu so sánh chính như trên còn có những kiểu so sánh thường gặp như:

- So sánh sự vật này với những sự vật khác

Đây là cách so sánh phổ biến nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên những nét tương đồng.

Ví dụ:

+ “Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ”.

+ Màn đêm tối đen như mực.

- So sánh sự vật với con người và ngược lại

Đây là cách so sánh dựa vào những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người có tác dụng làm nổi bật lên phẩm chất của con người.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành.

+ Dù ai nói ngả nói nghiêng

- So sánh giữa hai âm thanh với nhau

Phép so sánh này đối chiếu hai đặc điểm của hai âm thanh với nhau để giúp nêu bật đặc điểm, phẩm chất của sự vật được đem ra so sánh.

Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

- So sánh giữa hai hoạt động với nhau

Đây là kiểu so sánh thường gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng hoặc sự vật được so sánh.

Ví dụ:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”


4. Tác dụng của phép so sánh

Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. So sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

--------------------------------

Như vậy, trên đây Top lời giải đã cùng bạn trả lời câu hỏi “Trong như tiếng hạc bay qua’’ sử dụng biện pháp tu từ nào? Và cung cấp những kiến thức có liên quan. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Trân trọng! 

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022