logo

Nghị luận xã hội thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm: Văn hay chữ tốt, không bằng thằng ngu dốt lắm tiền

Từ xưa đến nay, tiền bạc có thể mua được phần lớn những giá trị vật chất phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, vì vậy tiền giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng tiền không thể mua được tất cả, đặc biệt là tri thức và đạo đức. Hãy cùng Toploigiai đến với bài Nghị luận xã hội thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm: Văn hay chữ tốt, không bằng thằng ngu dốt lắm tiền để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!


Dàn ý Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm: Văn hay chữ tốt, không bằng thằng ngu dốt lắm tiền

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, đưa ra thái độ, quan điểm bản thân với vấn đề nghị luận

2. Thân bài:

Giải thích:

- Văn hay chữ tốt: chỉ những người có tri thức, học vấn, có văn hóa...

- Thằng ngu dốt lắm tiền: những người không có tri thức văn hóa song lại có tiền bạc, tài sản... 

=> Quan niệm trên thể hiện sự so sánh giữa tri thức, văn hóa và tiền bạc. Tuy nhiên quan niệm là quan niệm sai lầm vì cho rằng văn hóa, học vấn không bằng giá trị tiền bạc.

Phân tích và bảo vệ quan điểm:

- Văn hay chữ tốt mang lại những giá trị văn hóa vượt trội:

+ Xã hội ngày càng phát triển => đặt ra yêu cầu ngày càng cao về văn hóa, học vấn của con người

+ Con người có tri thức, văn hóa không những tự tạo ra của cải mà còn tạo ra giá trị của bản thân, được mọi người yêu mến.

+ Văn hóa, học thức là nền tảng xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, đáp ứng sự phát triển của của nhân loại.

- Tiền bạc không thể thay thế được giá trị, năng lực thật sự của con người: 

+ Tiền có thể mua được vật chất nhưng không thể mua được sự thông minh, đạo đức, năng lực của con người

+ Người có tiền nhưng không có đạo đức, kiến thức và kĩ năng thì sẽ sớm bị xã hội đào thải, không khẳng định được giá trị đích thực của bản thân.

=> Nếu cho rằng văn hay chữ tốt, không bằng thằng ngu dốt lắm tiền thì sẽ gây ra hậu quả: 

+ Chất lượng xã hội giảm sút, không thể phát triển do thiếu nguồn nhân lực chất lượng... 

+ Sự xem nhẹ đạo đức, tri thức dẫn tới sự tha hóa nhân cách con người, chạy theo đồng tiền, thực dụng... 

- Lấy ví dụ phân tích, chứng minh 

- Rút ra bài học cho bản thân 

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. 

Nghị luận xã hội thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm: Văn hay chữ tốt, không bằng thằng ngu dốt lắm tiền

Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm: Văn hay chữ tốt, không bằng thằng ngu dốt lắm tiền

Từ xưa đến nay, tiền bạc có thể mua được phần lớn những giá trị vật chất phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, vì vậy tiền giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên tiền không thể mua được tất cả, đặc biệt là tri thức và đạo đức. Thế nhưng một số bộ phận vẫn cho rằng “Văn hay chữ tốt, không bằng thằng dốt lắm tiền”, đó là quan niệm sai lầm.

Trước hết, “văn hay chữ tốt” chỉ những người vừa có tài vừa có đức, những người có kiến thức, kĩ năng, văn hóa. Ngược lại “thằng ngu dốt lắm tiền” là những người có nhiều tài sản, tiền bạc nhưng lại không có học vấn, năng lực. Quan niệm trên có thể hiểu là sự so sánh giữa tri thức, văn hóa và tiền bạc. Tuy nhiên đó là quan niệm sai lầm vì cho rằng văn hóa, học vấn không bằng giá trị tiền bạc, những người kém cỏi có thể vượt qua những người có năng lực bằng giá trị của đồng tiền.

“Văn hay chữ tốt” mang lại nhiều giá trị văn hóa vượt trội, là nền tảng phát triển của văn minh nhân loại. Người có năng lực, đạo đức sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, là nguồn nhân lực chất lượng cho sự tiến bộ và phát triển của con người. Hơn nữa, người có tri thức, văn hóa không chỉ tạo ra tiền bạc, của cải mà còn tạo ra giá trị bản thân, được mọi người yêu mến, tin cậy. Mặt khác tiền bạc không thể thay thế năng lực, giá trị con người. Tiền có thể mua được vật chất phục vụ cuộc sống nhưng không thể mua được tri thức, kĩ năng làm việc, vì vậy những người chỉ có tiền bạc mà không có năng lực, đạo đức sẽ sớm bị xã hội đào thải.

Nếu cho rằng “Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền” thì sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Trước hết chất lượng xã hội sẽ giảm sút do thiếu đi nguồn nhân lực có tri thức, kinh nghiệm, thêm vào đó sự xem nhẹ đạo đức, học vấn mà quá đề cao giá trị đồng tiền sẽ dẫn tới sự tha hóa nhân cách con người, chạy theo đồng tiền, thực dụng...do đó đây là quan niệm sai lầm và chúng ta nên phủ định quan điểm nó. Walter Elias Disney – ông chủ "vùng đất hạnh phúc nhất thế giới", cha đẻ của dòng phim Disney là người khẳng định tên tuổi, năng lực của mình bằng sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi thơ nghèo khó, bất hạnh nhưng với tài năng thiên bẩm và nỗ lực học tập, ông đã xây dựng thành công hãng phim mang tên mình, dành nhiều giải thưởng danh giá. Là học sinh, em sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức, văn hóa, phấn đấu để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

icon-date
Xuất bản : 01/12/2023 - Cập nhật : 01/12/2023