logo

Dẫn chứng về lời xin lỗi trong cuộc sống áp dụng vào NLXH

Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày này, sẽ không ít những khó khăn chắc trở của cuộc sống, và đó là những nguyên nhân hình thành nên lỗi lầm. Để biết thêm được những phương pháp ứng xử và sử dụng lời xin lỗi đúng cách bài viết dẫn chứng về lời xin lỗi dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn.


Xin lỗi là gì? 

Xin lỗi là một hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, đồng thời là sự đồng cảm, sẻ chia với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Lời xin lỗi được xem là cách chứng tỏ lòng kính trọng và thiện cảm với người bị hàm oan.

Ý nghĩa của xin lỗi

- Đối với bản thân

+ Giúp bản thân phần nào thoải mãi hơn với những lỗi lầm mình vừa gây ra

+ Biết nói lời xin lỗi sẽ giúp bản thân ngày một hoàn thiện hơn, tinh tế hơn, xử lí mọi tình huống khéo léo hơn

- Đối với mọi người

+ Việc nhận ra lỗi lầm và chân thành nói lời xin lỗi để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. 

+ Lời xin lỗi mang tính nhân văn cao trong đời sống, có ý nghĩa về sự đồng cảm và sẻ chia với người bị ta làm tổn thương.

+ Giá trị của lời xin lỗi được xuất phát góp phần xoa dịu nỗi đau của người khác, giải hòa, duy trì mối quan hệ của hai bên.

Cần làm gì để sử dụng lời xin lỗi đúng cách?

Chọn không gian xin lỗi: Có thể bạn sẽ cảm thấy dè chừng hoặc đắn đo thậm chí là xấu hổ khi xin lỗi ở nơi đông người. Vì vậy trước khi nói lời xin lỗi hãy chọn nơi yên tĩnh để bạn nói ra lời xin lỗi dễ dàng hơn.

Chuẩn bị lời xin lỗi: Đây cũng được coi là một trong những chân thành của lời xin lỗi, chuẩn bị lời xin lỗi để tránh những lúng túng khi đối diện với những sai lầm, đặc biệt bạn hãy suy nghĩ trước những điều mình sẽ nói, sẽ làm khi gặp mặt và nói lời xin lỗi.

Biến lời xin lỗi thành thói quen: Bởi trong cuộc sống không có sự sắp đặt của toàn vẹn, thế nên lời xin lỗi  nên được chuyển hóa thành một thói quen để mỗi khi vô tình mắc lỗi lầm có thể sử dụng lời xin lỗi đúng thời điểm để mang lại giá trị, sự chân thành cao.

Dẫn chứng về lời xin lỗi

10 dẫn chứng về lời xin lỗi 

1. Mạng xã hội đang tranh đua để cập nhật tin tức của cậu bé ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ lời đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường, được biết cậu bé chỉ 8 tuổi nhưng ta thấy rằng nhận thức trong cậu hoàn toàn khác với số tuổi của mình. Với lời xin lỗi đi cùng hành động sẽ đền bù đã làm lay động trái tim của chủ nhân chiếc ô tô và hàng ngàn người khác, vì những chân thành của lời xin lỗi đó mọi lỗi lầm mà cậu bé gây nên đã hoàn toàn được tha thứ và gỡ bỏ.

2. Tất cả những nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất đã cúi đầu xin lỗi hành khách khi chuyến bay của họ bị trì hoãn bởi tình hình thời tiết. Dù cho sự trì hoãn đó là do yếu tố khách quan, thế nhưng tất cả những nhân viên vẫn quyết định chịu trách nhiệm và nói lời xin lỗi chân thành nhất tới khách hàng. Không những thể hiện lên sự chu đáo trong công việc, họ còn thể hiện sự chân thành với những hành động quan tâm đến hành khách, bởi khi chuyến bay bị hoãn lại có thể gây ra khó khăn cho nhiều người và nhiều ý kiến trái chiều thậm chí có thể có những phản bác bởi tính cách và mục đích của chuyến bay là khác nhau. Nhưng vì sự chân thành của lời xin lỗi đã giúp hành khách cảm thấy thoải mái và đặc biệt là chấp nhận chờ đợi chuyến bay sớm được thực hiện.

3. Trong trận chung kết bóng đá giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan là một điển hình cho lịch sử bóng đá và một lời xin lỗi ngàn vàng. Đội tuyển Việt Nam đã không dành được chiến thắng trong trận đấu đó để mang lại danh hiệu quán quân, cho dù là những người hùng đó đã làm nên một lịch sử vẻ vang cho bóng đá nước nhà với danh hiệu á quân, nhưng họ vẫn không kiêu, không hãnh, họ nói lời xin lỗi, họ cúi đầu trước hàng triệu người hâm mộ đang theo dõi và cổ vũ. Lời xin lỗi đó hoàn toàn chân thành và xuất phát từ cái tâm, vì thế sau danh hiệu đó toàn đội bóng trở về nước không chỉ nhân được những công nhận lời xin lỗi của những người hâm mộ, ngoài ra họ còn được chào đón và tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh.

4. Nhật Bản có lẽ được xếp vào danh sách một trong những nước đi đầu về kỉ cương pháp luật . Nhưng sau khi bổ nhiệm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp được một thời gian thì vị lãnh đạo này đã từ chức với lí do vi phạm luật bầu cử. Đồng thời đi cùng với sai lầm đó là lời xin lỗi đến từ thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, ông đã thay mặt toàn thể lãnh đạo tại Nhật Bản để gửi lời xin lỗi tới toàn thể nhân dân. Bởi ông nói rằng trong cái sai sót đó có tồn tại trách nhiệm của ông, vì thủ tướng Abe là người bổ nhiệm. Qua đó cho thấy lời xin lỗi không chỉ là trách nhiệm của người phạm lỗi mà còn là trách nhiệm của người lãnh đạo vì đất nước, vì tương lai, vì mệnh hệ và trọng trách đang đảm nhận của người tiên phong.

5. "Đừng bao giờ làm hỏng lời xin lỗi bằng lý lẽ ngụy biện", đó là câu nói chiêm nghiệm Benjamin Franklin khi nói về lời xin lỗi. Bởi lời xin lỗi không phải là sự đòi hỏi hay một điều bắt buộc, lời xin lỗi cần xuất phát từ cái tâm, từ sự chân thành. Thế nên bất kể bạn là ai hoặc bạn đang trong tình trạng như thế nào, tuyệt đối hãy không sử dụng lời xin lỗi để làm lẽ ngụy biện. Vì giá trị của lời xin lỗi cao cả hơn hết xuất phát từ những điều chân thành nhất.

6. Oliver Wendell Holmes, Sr đã khẳng định "Lời xin lỗi chỉ là tính tự cao tự đại lộn ngược lại" Oliver Wendell Holmes, Sr. Đó cũng được coi là một minh chứng sống cho khái niệm xin lỗi. Mỗi khi nói lời xin lỗi, buộc con người phải hạ thấp cái tôi của bản thân để nhận lại sự tha thứ đến từ chủ thể bị phạm lỗi. Lời xin lỗi cũng giúp bản thân ngộ được giá trị của cuộc sống, bởi vì cách buông bỏ tính tự cao tự đại cũng là cơ sở để trau dồi cách sống hòa nhập với mọi người xung quanh. 

7. Cũng có nhiều vấn đề được xảy ra đối với cuộc sống, bởi đó là một cuộc hành trình luôn đầy ắp với những chữ ngờ. Bên cạnh những vấn đề đó là một loạt tình huống cần đến lời cảm ơn và xin lỗi. Đặc biệt lời xin lỗi luôn là vấn đề nan giả bởi vì nó luôn tồn tại nhiều hình thức xin lỗi khác nhau. "Lời xin lỗi là món keo siêu dính của cuộc sống. Nó có thể gắn liền hầu như mọi thứ" – Lynn Johnston một độc giả nổi tiếng đã chiêm nghiệm về lời xin lỗi bằng câu nói bất hủ trên. Ta thấy rằng lời xin lỗi không là sự vĩ đại, không mang đến giá trị vật chất, nhưng lời xin lỗi là cơ sở để gắn kết mọi thứ với nhau, đồng thời lời xin lỗi giúp con người dễ dàng thấu hiểu và cảm thông cho những lỗi lầm bạn đã gây ra.

8. "Lời xin lỗi là loại nước hoa dễ thương; nó có thể biến khoảng khắc bối rối nhất trở thành món quà thanh nhã nhất" – Margaret Lee Runbeck là một độc giả chiêm nghiệm lời xin lỗi để lại vô vàn những ấn tượng. Xin lỗi được sánh với một hương thơm, xin lỗi được nhân hóa khi mang giá trị hô biến, đặc biệt xin lỗi còn là một món quà. Tất cả những yếu tố trên không hiển nhiên mà có, nó sẽ tồn tại với một cá nhân đã coi lời xin lỗi như một thói quen, vì thế biết sử dụng lời xin lỗi đúng cách, đúng địa điểm sẽ đem lại cho bạn món quà chính là sự tha thứ và công nhận đến từ đối phương. 

9. "Liệu ‘xin lỗi’ có tạo nên sự khác biệt không? Có bao giờ không? Nó chỉ là một từ thôi. Một từ bằng cả ngàn hành động", độc giả Sarah Ockle dường như còn đôi chút lưỡng lự khi đặt ra một châm ngon sở hữu bao gồm câu hỏi lẫn câu trả lời. Thực sự lời xin lỗi là một vấn đề được coi là cần thiết và rất quan trọng thế nên không tránh khỏi những do dự khi bàn về vấn đề này. Những rồi cuối cùng độc giả cũng chốt nhận rằng lời xin lỗi bằng cả ngàn hành động. Vì thế ta càng thấy được nhiều hơn nữa những giá trị và sự quan trọng của lời xin lỗi trong cuộc sống.

10. "Mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn khi bạn nhận ra bạn không cần phải là người có lỗi để làm người nói lời xin lỗi". Robert Brault ở đây không đề cập và đề cao giá trị của lời xin lỗi. Ở đây độc giả đề cập đên những nhận thức, những hành động đòi hỏi sự chu đáo, tỉ mỉ của bản thân để tránh gây ra những lỗi lầm để rồi cần đến sự giúp đỡ của lời xin lỗi.

icon-date
Xuất bản : 25/10/2023 - Cập nhật : 27/10/2023