logo

Nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp khó khăn gì? Vì sao?

Câu hỏi: Nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp khó khăn gì? Vì sao?

Trả lời

Theo em, nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi như vậy, những người chưa từng biết đến loại hình dân gian này sẽ rất khó hình dung được những nội dung được nói đến trong văn bản, không biết rõ bức tranh Đông Hồ có hình dạng ra sao. Hình ảnh luôn là thứ có thể hấp dẫn được người đọc. Chính vì vậy, nếu bỏ qua chúng, bài viết sẽ kém phần thuyết phục và độ tin cậy.

* Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.

Nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp khó khăn gì? Vì sao?

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.

Chất liệu làm Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ được in khắc gỗ trên chất liệu giấy điệp. Giấy Điệp để in tranh dân gian Đông Hồ lên đó là tên gọi xuất phát từ nguồn gốc làm loại giấy từ vỏ con điệp (Sò ngoài biển).

Khi đi biển chắc chắn bạn sẽ bắt gặp các vỏ sò, vỏ điệp trên biển. Nếu ánh nắng chiếu rọi lên vỏ điệp, vỏ sò sẽ tạo ánh sáng lấp lánh mang màu nắng đẹp mắt. Và tất cả đều xuất phát rất tự nhiên để có nguyên liệu chất liệu làm tranh Đông Hồ.

Người ta nghiền nát vỏ điệp cho thật vụn mỏng. Sau đó trộn với hồ. Hồ này không phải dạng hồ nước, hồ đặc để dán như loại hồ mà ta thường dùng trong các tiết học mỹ thuật ngày còn nhỏ. Mà loại hồ này được dân gian làm từ loại bột gạo tẻ, bột sắn. Còn loại hồ dán kia được gọi là bột hồ nếp (hồ được nấu từ gạo nếp).

Sau đó dùng chổi lá thông quét đều hỗn hợp đó lên mặt giấy gió. Khi hồ điệp khô thì sẽ tạo nên đường gân nổi lấp lánh dưới ánh sáng. Sáng tạo hơn ta có thể pha thêm một số màu khác vào hồ trong khi làm giấy điệp.

Ngoài ra, chất liệu màu sắc làm tranh dân gian Đông Hồ cũng đều được ông cha ta sáng tạo từ tự nhiên:

+ Màu đen được làm từ than của lá tre, than của cây xoan đu.

+ Màu xanh được làm từ lá chàm, gỉ đồng.

+ Màu vàng được làm từ hoa hòe.

+ Màu đỏ được làm từ sỏi son hoặc gỗ vang

* Những thay đổi của tranh Đông Hồ ngày nay so với thời xưa

Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què cụt về mặt ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán là:

+ Thời kỳ sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích nên thợ in đục bỏ cho đỡ phiền nhiễu.

+ Thế hệ sau này không phải ai cũng đọc và hiểu được các ký tự ấy nên tự ý bỏ đi.

+ Cũng do không đọc hiểu được nên các ván khắc truyền lại "tam sao thất bản", đến mức còn lại các ký tự nhưng không đọc được ra chữ gì.

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng Việt SGK 10 trang 90

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 30/11/2022