logo

Đọc hiểu Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ

Tổng hợp Đọc hiểu Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ  hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa do Top lời giải sưu tầm biên soạn, giúp bạn học tốt môn Ngữ văn 9.


Đọc hiểu Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ  - Đề số 1

Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ 

Một người mẹ dắt con 

Một em gái mắt tròn đen lay láy 

Một bàn tay chìa ra run rẩy… 

Một thều thào như với riêng tôi 

 

“Ai làm ơn nuôi cháu nên người?” 

Trả lời thế nào với cái nhìn đen láy 

Với bàn tay run run chìa ra đấy? 

Tôi nhận diện bàn tay vàng móng ấy 

Tay cấy cày làm nên gạo nuôi tôi 

 

Bây giờ đồng trắng nước trôi 

Bàn tay xỉa mặt tôi gấp gáp? 

Hay chính mẹ tôi từ dưới đất 

Dắt đất lên thử lòng tôi chăng? 

 

Tôi giấu mặt vào giữa đám đông 

Đám đông chảy như một giòng nước xiết 

Tay lần mãi hầu bao rỗng lép 

Chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp 

 

Trả vào lòng tay trũng như đồng chiêm đang ngửa lên? 

Nhận về nuôi giúp mẹ đứa em? 

Chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo 

Trong túi chỉ còn lạo sạo vài bài thơ” 

(Nguyễn Duy, Quê nhà ở phía ngôi sao, Nxb Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM, tr.48) 

Câu 1. Tìm những từ láy miêu tả mẹ con người ăn xin. Nêu giá trị biểu cảm của những từ láy đó. 

Câu 2. Nhân vật trữ tình đã nhận ra điều gì trước bàn tay…chìa ra đấy? của người ăn xin? 

Câu 3. Tình huống khó xử nào khiến nhà thơ bộc lộ cảm xúc? 

Câu 4. Những câu thơ có sử dụng dấu hỏi chấm trong văn bản có ý nghĩa gì? 

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày cảm nhận khổ thơ cuối. 

Đáp án:

Câu 1. 

- Từ láy:  lay láy, run rẩy, thều thào, run run, gấp gáp.

- Những từ láy thể hiện được những gì rõ nét nhất về mẹ con của người ăn xin. Mỗi động tác, cử chỉ đều thể hiện sự đáng thương của họ.

Câu 2. Chợt nhận ra bàn tay ấy cũng như bàn tay cũng những người mẹ đã vất vả nuôi những đứa con của mình khôn lớn. Bàn tay vàng óng (chìa ra) chính là bàn tay cấy cày làm nên gạo nuôi mình.

Câu 3. Tình huống khi mà mẹ con người ăn xin đến trước mặt mình, nhưng khi móc túi thì nhà thơ cũng không có gì để cho. 

Câu 4. Nó như một câu hỏi, câu tự vấn lòng mình của tác giả về những nỗi vất vả của bao người mẹ.

Câu 5.

     Đọc đến khổ thơ cuối của bài thơ đã thật xúc động với những nỗi niềm của nhà thơ. Nhà thơ trăn trở trước lời khẩn cầu của người ăn xin, những người khó khăn vấn vả. Sự hồn nhiên của đứa con hay đó là những lo lắng , vấn vả của người mẹ khi không biết " ai sẽ nuôi cháu nên người?". Chắc chắn cảm giác lúc này của nhà thơ đó là sự ám ảnh, nỗi xót xa day dút. Khi nghe lời khẩn cầu tha thiết ấy lòng của tác giả lại thêm trĩu nặng hơn bao giờ hết. Lúc này tác giả như nhớ về gia đình, nhớ về tình người trong khó khăn. Cũng vì thấy hoàn cảnh đó mà tác giả móc túi nhưng không hề có gì để cho người ăn xin. Thì ông đã nhận ra được cảnh ngộ của bản thân, không còn thơ văn nữa mà đã sống với thực tại. Với nhà thơ có thể thơ là tất cả, nhưng thơ thì không sàng thành gạo, vì lấy gì để có thể giúp mẹ nuôi em. Đó là sự trớ trêu, phũ phàng, nỗi trăn trở, day dứt trong lòng nhà thơ. Nhà thơ cũng chính là ở trong hoàn cảnh giữa cái đẹp, cái tình người nhưng nó lại phải sống với thực tại, đời sống không như thơ nên tất cả lời thơ cũng trở nên bất lực. 

Đọc hiểu Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ - Đề số 2

Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ 

Một người mẹ dắt con 

Một em gái mắt tròn đen lay láy 

Một bàn tay chìa ra run rẩy… 

Một thều thào như với riêng tôi 

 

“Ai làm ơn nuôi cháu nên người?” 

Trả lời thế nào với cái nhìn đen láy 

Với bàn tay run run chìa ra đấy? 

Tôi nhận diện bàn tay vàng móng ấy 

Tay cấy cày làm nên gạo nuôi tôi 

 

Bây giờ đồng trắng nước trôi 

Bàn tay xỉa mặt tôi gấp gáp? 

Hay chính mẹ tôi từ dưới đất 

Dắt đất lên thử lòng tôi chăng? 

 

Tôi giấu mặt vào giữa đám đông 

Đám đông chảy như một giòng nước xiết 

Tay lần mãi hầu bao rỗng lép 

Chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp 

 

Trả vào lòng tay trũng như đồng chiêm đang ngửa lên? 

Nhận về nuôi giúp mẹ đứa em? 

Chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo 

Trong túi chỉ còn lạo sạo vài bài thơ” 

(Nguyễn Duy, Quê nhà ở phía ngôi sao, Nxb Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM, tr.48) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ

Câu 2. Người ăn mày được miêu tả qua những hình ảnh nào? Hình ảnh đó đã để lại cho em cảm xúc gì?

Câu 3. Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng gì trước tình cảnh éo le?

Câu 4. Trước bàn tay ấy, nhân vật trữ tình thấy đc hình ảnh người mẹ như thế nào?

Đáp án:

Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 2. Người ăn mày được miêu tả qua những hình ảnh người mẹ dắt tay con ăn xin đôi tay run rẩy, giọng nói thều thào

→ Hình ảnh đó gợi trong em biết bao cảm xúc. đó là sự thương cảm đối với hình ảnh người ăn xin, người mẹ nghèo khó phải dắt con đi ăn mày

Câu 3. Nhân vật trữ tình cũng bày tỏ niềm tiếc thương trước tình cảnh éo le ấy và rồi cũng có chút lo ngại, đắn đo không biết phải giải quyết được như thế nào.

Câu 4. Trước bàn tay ấy, nhân vật trữ tình thấy đc hình ảnh người mẹ lam lũ nuôi mình khôn lớn.


Nghị luận về Công lao của cha mẹ - Bài mẫu 1

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

(Ca dao)

      Từng chữ, từng từ trong mỗi câu thơ cho ta thấy công ơn lớn lao của cha mẹ, ngườiđã sinh ra ta, không quản ngại khó khăn vất vả nuôi ta khôn lớn. Công lao bằng trời bằng bể này của cha mẹ, những người con không bao giờ được quên mà phải ghi nhớ suốt đời, đồng thời phải chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ. Đây chính là trách nhiệm mà mỗi người con đều phải ghi nhớ.

       “Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng”, đúng như lời bài hát, từ khi còn nằm trong bụng mẹ mình, mỗi người con đã nhận được sự chăm sóc của cha và tình yêu thương của mẹ, và rồi khi sinh ra, những người con lớn lên bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào, đi vào giấc ngủ say nồng bằng những lời ru êm ái của mẹ. Cha mẹ trông mong con mình từng ngày để đến “ba tháng biết lẫy”, “bảy tháng biết bò”; rồi đến “chín tháng lò dò biết đi”, những bước đi đầu đời còn chập chững, con ngã con khóc, cha mẹ lại dỗ dành vỗ về con. Rồi đến lúc con bập bẹ tập nói cả nhà cũng như đang tập nói theo con. Thời gian trôi nhanh lắm, những người con cứ dần dần lớn lên rồi đi học đồng nghĩa với việc cha mẹ lại vất vả hơn, chăm lo cho con từ việc ăn mặc đến học hành. Dù lúc nào đi nữa cha mẹ cũng yêu thương, chăm lo con cái hết mực. Không có cha mẹ nào là không yêu thương con mình cả.

     Công lao của cha mẹ có thể sánh được với trời và biển, như thiên nhiên bao la rộng lớn. Chính vì vậy con cái cần có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cha mẹ của mình.

     Khi còn nhỏ, ta chưa đủ sức để giúp đỡ bố mẹ làm việc nhưng phải chăm ngoan, nghe lời cha mẹ, cố gắng siêng năng đạt thành tích cao trong học tập, như vậy dù chưa làm được việc gì giúp cho cha mẹ đỡ vất vả, nhọc nhằn nhưng như cũng đủ làm cho cha mẹ vui lòng. Không có đứa trẻ nào là không ham chơi, bỏ quên lời dặn của cha mẹ nhưng khi phạm lỗi rồi hãy biết nhận lỗi và sửa sai. Đây chính là lời xin lỗi gửi đến cha mẹ mình. Con cái ngày càng lớn lên, trưởng thành bao nhiêu thì cha mẹ ngày càng già yếu bấy nhiêu. Đây mới chính là thời gian mà mỗi người cha người mẹ cần đến sự báo đáp của con cái nhất. Sự báo đáp ở đây không phải là người con chỉ cần kiếm ra thật nhiều tiền để cho cha mẹ mình sống một cuộc sống sung sướng.

      Mà mỗi người con cần là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cha mẹ mình khi về nhà.

     Ông cha ta có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” là như vậy. Cha mẹ chúng ta khi về già thường cảm thấy rất cô đơn vì con cái đều bận rộn với công việc riêng của mình, không có nhiều thời gian dành cho cha mẹ. Nên để trở thành một chỗ dựa tốt cho cha mẹ mình, thì bên cạnh việc chăm lo đầy đủ về vật chất để cha mẹ không phải sống một cuộc sống cực khổ, những người con cần dành thời gian “chăm sóc” cuộc sống tinh thần cho cha mẹ mình hơn, từ việc thu xếp thời gian để tâm sự, trò chuyện hay đơn giản như từ chối một cuộc hẹn với bạn bè để về ăn bữa cơm gia đình cùng cha mẹ, như vậy cũng làm cho cha mẹ cảm thấy bớt cô đơn hơn. Hay những việc làm có ý nghĩa như vào những ngày lễ của cha của mẹ hoặc một dịp nào đó có ý nghĩa đặc biệt với gia đình thì bạn hãy mua một món quà dành tặng cho cha mẹ mình dù không phải là món quà có giá trị cao về vật chất mà chỉ đơn giản là một bó hoa thôi nhưng cũng có ý nghĩa về tinh thần rất lớn.

     Tuy nhiên không phải người con nào cũng làm được như vậy, có những người họ chỉ nghĩ báo đáp công ơn của cha mẹ bằng cách đưa cho cha mẹ thật nhiều tiền, rồi lao vào công việc, vào những cuộc chơi với bạn bè nhưng họ đâu biết rằng điều những người cha người mẹ mong muốn ở con mình không phải như vậy. Dẫu biết rằng, sống ở đời ai cũng phải có sự nghiệp và bạn bè nhưng cũng đừng đam mê quá mà bỏ quên người đã mang ơn sinh thành, nuôi dưỡng ta khôn lớn, những người mà trong cuộc đời ta chỉ có một mà thôi. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, nhiều người con cho rằng cha mẹ già là gánh nặng của họ mà không ngần ngại cho đưa cha mẹ mình vào viện dưỡng lão – nơi mà đáng lẽ ra chỉ có những người neo đơn, không nơi nương tựa mới phải ở, vậy mà những người cha, người mẹ có gia đình đấy, có con cái đấy mà vẫn phải vào đây, tuy cuộc sống có ăn, mặc đầy đủ nhưng thiếu thốn về đời sống tinh thần. Và còn rất nhiều những trường hợp ngược đãi cha mẹ khác chỉ về vấn đề tài sản hay những giá trị vật chất tầm thường khác. Đúng như người xưa đã nói:

“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng biển

Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.

     Công ơn của cha mẹ là rất lớn lao mà cho dù có đi hết cả cuộc đời, những người con vẫn không báo đáp nổi. Vì vậy, khi còn có thể hãy đền đáp ơn nghĩa này cho cha mẹ mình từ những việc đơn giản nhất, hãy là chỗ dựa vững chắc nhất cho cha mẹ chúng ta khi về già. Đây chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người con đối với cha mẹ mình.


Nghị luận về Công lao của cha mẹ - Bài mẫu 2

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

      Câu thơ vang lên như xoáy mạnh vào tim tôi. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng thứ tình cảm nào là cao cả và thiêng liêng nhất? Đó chính là tình cảm gia đình, một thứ tình cảm mà bấy lâu nay đã bao bọc, nuôi dưỡng tâm hồn ta. Nó khiến tôi suy nghĩ đến trách nhiệm của một người con đối với gia đình thân yêu của mình. Vậy trách nhiệm đó là gì?

     Trách nhiệm có nghĩa là mỗi người cần phải ý thức tự giác làm những gì mình được giao và những gì người khác muốn mình làm, cụ thể ở đây chính là cha mẹ. Đó là bổn phận mà con cái phải hoàn thành, đây cũng chính là đạo làm con từ xưa đến nay.

     Mỗi con người cần phải xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Bởi trên thế gian này, không có tình thương yêu nào sánh bằng tình thương yêu của cha mẹ dành cho con. Nó to lớn như núi cao biển rộng và đã được thể hiện rất nhiều trong thơ ca. Vì thế, mỗi người con đều phải có trách nhiệm làm tròn chữ hiếu để không phụ lòng cha mẹ.

     Vậy chúng ta phải làm gì để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình? Bổn phận lớn nhất của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, nghe theo những lời hay lẽ phải của cha mẹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt để có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho bản thân, không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải biết tránh xa những thói hư tật xấu của xã hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân như cư xử đúng mực với những người xung quanh mình nhất là người lớn, yêu thương và tôn trọng mọi người, không xa hoa đua đòi với bạn bè… Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. Đó là tất cả những gì mà một người con phải có trách nhiệm thực hiện để làm tròn chữ hiếu của mình.

     Chữ hiếu là nền tảng của đạo lí và luân thường của con người, vì thế ai mà không đối xử tốt với cha mẹ là người thân của mình thì xã hội cũng không coi trọng họ. Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Cha mẹ là người sinh ra con cái, và có một kì vọng lớn lao vào con cái; con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc. Vì vậy, hiếu thảo với cha mẹ là một nền tảng của tình yêu thương trong xã hội con người chúng ta. Con cái dù có thành công hay thất bại, gia đình vẫn là mái ấm duy nhất luôn cùng con trên bước đường đời.

     Bên cạnh đó, trong thực tế có rất nhiều đứa con không có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến cha mẹ đang ngày đêm lao động, đổ mồ hôi nước mắt để cho con một cuộc sống ấm êm, sung sướng. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Họ nỡ nào quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Có phút giây bất chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha sống trên cõi đời này không? Nếu sau này cha mẹ mất đi mà có hối tiếc thì cũng đã muộn.

     Tóm lại, mọi người con đều phải sống có trách nhiệm với gia đình của mình, nhất là khi còn có cha mẹ để yêu thương, để làm chỗ dựa cho mình trong những lúc vấp ngã trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha mẹ buồn lòng để không phải hối hận khi họ đã ra đi mãi mãi…


Nghị luận về Công lao của cha mẹ - Bài mẫu 3

     Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người là tình cảm gia đình. Chính vì thế, mỗi người con cần phải có trách nhiệm với cha mẹ mình.

     Trách nhiệm của con cái với cha mẹ là ý thức của con người về những việc, những hành động mình cần phải làm và được người khác kì vọng, mà trong bài viết này chính là trách nhiệm với cha mẹ, bao gồm sự yêu thương, chăm sóc và lòng biết ơn. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, cho ta sinh mạng, mẹ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, nhan sắc, chịu bao cực khổ để nuôi nấng ta thành người. Cha đã hi sinh cả cuộc đời, làm lụng vất vả để cho ta một cuộc sống đầy đủ vật chất. Tuy chịu nhiều vất vả nhưng cha mẹ chưa bao giờ ca thán lấy nửa lời. Không chỉ sinh ra ta, nuôi lớn ta thành người, mà chính cha mẹ là người cho ta một cuộc đời tốt đẹp, bao dung ta hết lần này đến lần khác. Cho dù cả thế giới có bỏ rơi bạn nhưng cha mẹ thì không bao giờ. Cha mẹ là người duy nhất hy sinh tất cả vì chúng ta, ước muốn duy nhất của họ là cho chúng ta một cuộc đời tốt đẹp (lấy ví dụ nhân vật Lão Hạc). Cha mẹ là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục chúng ta thành người, cho chúng ý thức về thế giới, nâng bước ta vào đời.

     Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng. Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa. Khi cha mẹ đã già yếu, đầu óc không minh mẫn thì ta lại càng phải ân cần hơn nữa, không được làm cha mẹ cảm thấy bản thân là gánh nặng của con cái, phải dốc hết lòng yêu thương, chăm sóc. Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.

      Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương, đối xử tốt với cha mẹ để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 19/11/2022