logo

Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu

Câu hỏi: Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu.

Lời giải 

Quan niệm: Tình yêu với Thị Mầu không phân biệt ngữ cảnh, hễ là người mình thích, dù ở chốn trang nghiêm cũng sẵn sàng trêu ghẹo, tìm cách tiếp cận.

Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu

>>>Xem trọn bộ: Bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 112, 113, 114, 115, 117 - Văn Chân trời sáng tạo

Đặc sắc nghệ thuật và tóm tắt đoạn trích Thị Mầu lên chùa 

Đặc sắc nghệ thuật

Lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu.

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”

+ Cây táo mọc ở sân đình thường cao, sau mùa xuân chín rụng. Vì ít được chăm sóc lại già cỗi nên táo vừa chua, vừa chát.

+ Còn người phụ nữ nghén, người đời gọi là gái rở, thường thèm của chua, thèm đến xót lòng.

=> Người đàn bà ăn dở mà gặp quả táo, hơn nữa lại là rụng mà rụng ở sân đình thì nỗi khát khao thèm muốn càng tăng thêm gấp bội. Nhặt quả táo lên chắc người con gái ăn dở ấy phải nhai nuốt ngấu nghiến.

=> Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví tiểu Kính như táo rụng sân đình thì hình ảnh vừa thật vừa rõ nét mà vừa dễ hiểu cho người xem.

Tóm tắt đoạn trích Thị Mầu lên chùa 

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022