logo

Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật

Câu hỏi: Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật.

Lời giải 

- Thị Mầu: hiện lên là gương mặt rạng rỡ, tươi tắn, có vẻ đang vui trước một điều gì đấy. Có lẽ, đây là người có tính cách quỷ quyệt.

- Thị Kính: gương mặt thẫn thờ, ngờ ngệch, đối lập hoàn toàn với Thị Mầu. Có lẽ, đây là người thường cam chịu số phận.

Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật

>>>Xem trọn bộ: Bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 112, 113, 114, 115, 117 - Văn Chân trời sáng tạo

Nghệ thuật chèo và giá trị nội dung của chèo

* Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.

Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế kỷ 10 cho đến nay. Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam , phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất,… Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.

* Giá trị nội dung của chèo

Nổi bật trong loại hình nghệ thuật chèo là giá trị hiện thực sắc sảo. Thông qua nội dung cốt truyện, các vở chèo phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội và phê phán đả kích những thế lực đen tối cùng những đại diện cho những thói hư tật xấu trong xã hội. Đó là hình ảnh đáng lên án của bè lũ vua chúa sâu dân mọt nước; của bọn quan lại tham nhũng xấu xa và các loại thầy trong xã hội phong kiến đầy những thói hư tật xấu (Tiêu biểu là vở chèo Nghêu sò ốc hến, Quan âm thị Kính…)

Bên cạnh đó, nội dung các vở chèo phẩn ảnh chân thành mà xúc động hình ảnh đời sống nhân dân vô cùng khổ cực trong một xã hội đầy rẫy những bất công (Nỗi khổ của mẹ con Thị Phương – chèo Trương Viên, nỗi oan của Thị Kính – Quan Âm Thị Kính) để từ đó vạch rõ mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa bọn thống trị tàn bạo, bọn địa chủ xấu xa và quần chúng nhân dân lao động – đặc biệt là nông dân.

Nhưng thông qua việc phanh phui sự thối nát của xã hội và phơi bày những thân phận bất hạnh khổ đau bị xã hội vùi dập xô đẩy, chèo lên tiếng bênh vực quyền sống, đề cao phẩm chất, phẩm giá con người – đặc biệt là người phụ nữ (Các vai “chín” của Thị Kính – Thị Phương là những vai chính tiêu biểu). Quan điểm nhân đạo cao cả từ loại hình nghệ thuật dân gian này cũng hòa nhập vào dòng chảy nhân văn chủ nghĩa của văn học dân gian nói riêng và văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX nói chung.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022