logo

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Câu hỏi: Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở):

Hình ảnh (trang 117, Ngữ Văn 10 tập 1)

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Lời giải

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

- Tên em đấy à? / Là Thị Mầu, con gái phú ông / Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi! / Chưa chồng đấy nhá!

- Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

- đoạn xưng danh.

- Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

- Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- Nhà tao còn ối trâu!

Thị Kính

- A Di Đà Phật! Chào cô lên chùa!

- A Di Đà Phật! Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

- Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

- Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

-  Nam mô A di đà Phật!

- Khấn nguyện thập phương / Kính trình Tam bảo / Lòng người có đạo / Đem của cúng dàng / Một nén cũng biên / Một đồng cũng kể / Tuy vân học lễ / Đãn kiến thành tâm / Phật tổ giám lâm / Quỷ thần soi xét!

- Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc / Thấy nhân duyên nghĩ lại nực cười / Hẳn vô tình thế mới trêu ngươi / Vì hữu ý nên rằng hoảng mắt / Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...

Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:

- Thị Mầu: táo bạo, phóng khoáng.

- Thị Kính: trầm lặng, e dè, nhẹ nhàng, mang đậm chất người con gái đã quy y cửa Phật.

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

>>>Xem trọn bộ: Bài Thị Mầu lên chùa SGK 10 trang 112, 113, 114, 115, 117 - Văn Chân trời sáng tạo

Đặc điểm của câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại

- Đối thoại

Về mặt ngữ nghĩa "đối" có nghĩa biểu hiện sự tương tác đối diện giữa hai hay nhiều bên, "thoại" là lời nói được phát ra. Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa của từ thì "đối thoại" là việc hai hay nhiều bên đối diện tương tác qua lại bằng lời nói.

Từ điển Tiếng Việt cũng giải nghĩa cụm từ "đối thoại" là nói chuyện qua lại trực tiếp giữa hai hay nhiều người. Việc đối thoại có thể có mục đích rõ ràng và định sẵn như đối thoại trong công việc để các bên tìm tiếng nói chung giải quyết một vấn đề nào đó đã phát sinh, hay đơn giản đối thoại chỉ là nói chuyện chia sẻ thông tin đơn thuần như một nhu cầu giao tiếp thông thường giữa cá nhân với cá nhân.

- Độc thoại

Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

Độc thoại trước hết là một hình thức thể hiện tâm tư, tình cảm quan trọng của nhân vật trong các tác phẩm văn bản tự sự. Độc thoại là hình thức bộc bạch lời lẽ của một nhân vật nào đó thành lời trong tình huống tự nói chuyện với chính mình hoặc nhân vật là ai đó do bản thân nhân vật tự tưởng tượng ra. Nhìn chung, độc thoại được phân biệt rất rõ ràng với hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm mà tác giả có thể sử dụng rất nhiều cho nhân vật trong tác phẩm văn học tự sự của mình. Hình thức độc thoại thường được thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng khi nhân vật trong tác phẩm tự sự của mình cất tiếng nói

- Bàng thoại

Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ nhân vật với các thành phần chủ yếu là đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Đối thoại là nói với nhau, nhưng không phải cứ nói với nhau là thành kịch. Đối thoại phải là đối thoại trong tình huống kịch mới trở thành kịch. Độc thoại còn gọi là độc bạch, là lời nhân vật nói một mình. Lời độc thoại có khi là lời độc bạch tâm sự của nhân vật, có khi là lời tâm sự hướng tới ai đó. Cũng có khi lời độc thoại được thay bằng tiếng đế, tiếng vọng,… Bàng thoại, còn gọi là bàng bạch, là thành phần ngôn ngữ mà nhân vật bộc bạch với khán giả nhằm để giải thích hay nói rõ thêm về một sự kiện, một hành động hay một nhân vật nào đó trong kịch.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022