logo

Tóm tắt truyện ngắn Lụm còi

Xung quanh chúng ta vẫn còn có những mảnh đời nhỏ bé đơn độc, không nợi nương tựa, nhưng những đứa trẻ ấy vẫn luôn ngày ngày hy vọng, cố gắng, vươn lên, thoát khỏi số phận hẩm hiu để hướng đến một tương lai tươi sáng. Mời các em cùng Toploigiai tìm hiểu bài Tóm tắt truyện ngắn Lụm còi để thấy được sự quan trọng của gia đình thông qua hai bạn nhân vật "Tôi" và Lụm.


Tóm tắt truyện ngắn Lụm còi – Mẫu số 1

Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ của mảnh đất Cà Mau xinh đẹp, với tài văn chương đem đến cho độc giả sự mềm mại, bình dị, gần gũi đậm chất Nam bộ. Truyện ngắn “Lụm còi” - một trong những tác phẩm mang chất riêng của nhà thơ, hiện lên với câu chuyện đầy ý nghĩa và nhân văn về tình cảnh gặp gỡ của hai bạn nhỏ có cuộc sống, hoàn cảnh trái ngược nhau.

Chuyện bắt đầu với hình ảnh nhân vật “Tôi” bỏ nhà ra đi vì bị bố đánh tội lấy tiền đi chơi điện tử mà không xin phép, điều đó đã làm cho một cậu nhóc được nuông chiều, yêu thương từ nhỏ cảm thấy tổn thương, giận dỗi. Mười bốn tuổi nhưng vẫn mang tâm hồn của một đứa trẻ, thế nên có bỏ đi bụi thì cậu vẫn tìm đến nơi gần nhà bà ngoại, đợi đến lúc bố mẹ đến nhà bà sẽ tìm ra cậu. Ngồi ở đó đến khi ngủ thiếp đi nhưng bố mẹ vẫn chưa tìm đến “Tôi”, lòng cậu nhóc đã bất giác lo lắng, đến khi cậu gặp thằng bé Lụm – hơn cậu một tuổi nhưng lại nhìn bé tí, lùn tịt còn gầy ốm. 

Tôi sà vào cuộc trò chuyện của hai thằng con trai, ban đầu còn hơi hướng phán xét về ngoại hình nhau, nhưng sau đó Lụm hỏi tôi “Mầy đi đâu mà lại ngồi đây”, tôi nghe vậy cũng thành thật trả lời là bỏ nhà đi bụi. Điều đó khiến cho cậu nhọc Lụm phải cám thán, chê cười với hành vi ngốc nghếch đó, bởi cậu ta biết thiếu đi cha mẹ sẽ phải khổ cực như thế nào. Nhưng nhân vật tôi nào có từng trải qua hoàn cảnh đó, tức giận lắm nhưng khi hỏi tới lí do Lụm ở đây thì lập tức sững sờ, ngạc nhiên. 

Lụm bị bỏ rơi từ khi còn nhỏ, lúc ấy còn chưa biết ăn chỉ biết bú sữa, nhưng mẹ nhóc bỏ nhóc đi thì làm gì có, nó khóc, cô bán bánh mì thương lòng cho nó ăn nhân bánh mềm, thấy nó ăn được thì nói nó dễ nuôi nên đem nó về, đến khi nó lên bảy biết mẹ bỏ rơi nó nên từ đó đến giờ ngày nào cũng đứng ở đây chờ mẹ đến tìm. Tình cảnh khốn khổ không có được tình yêu thương, chăm sóc của bố mẹ nên khi nghe tôi kể nó cũng đâm ra ghen tị “Mầy sướng thấy mồ, mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mầy ngu thì thôi đi”. Tôi nghe câu chuyện, hoàn cảnh của nó cũng hoang mang lắm, bỗng chốc nghĩ tới việc nếu bố mẹ không tìm được cậu, bỏ rơi cậu sinh em bé khác thi hoàn cảnh tương lai cậu cũng không khác thằng Lụm là bao, sống đơn độc, buồn tẻ, không được chăm sóc yêu thương.

Nghĩ đến đó tôi liền hối hận với quyết định tạo báo mà cũng hết sức ngốc nghếch của mình. Đúng lúc đó bố mẹ tôi tìm được cậu, như bao gia đình khác họ trách móc sự dại dột, nhất thời không suy nghĩ của tôi rồi đưa cậu về. Thằng Lụm nhìn theo gia đình ba người hạnh phúc mà lòng cũng dâng lên nỗi buồn tủi, nó khóc, khóc cho cái cuộc sống éo le, buồn tủi một mình của nó, nhưng cũng khóc vì mừng cho người bạn mới quen đã được bố mẹ tìm không còn sợ bị bỏ rơi, bỏ đói len lén trong lòng Lụm là tia hy vọng có thể tìm được về và hạnh phúc như gia đình tôi. 

Câu chuyện đem đến cảm xúc thương xót cho số phận của Lụm và cũng là lời cảnh tỉnh đối với những bạn trẻ có ý định rời bỏ nhà chỉ vì cái tôi, không nghĩ tới những hậu quả từ quyết định, hành động dại dột của bản thân.

Tóm tắt truyện ngắn Lụm còi - ảnh 1

Tóm tắt truyện ngắn Lụm còi - mẫu 2

Truyện ngắn “Lụm còi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể về cuộc gặp gỡ của hai cậu bé “Tôi” và Lụm. Cả hai cậu đều có cuộc sống, tính cách, ngoại hình, hoàn cảnh khác biệt, đối lập nhau nhưng đâu đó trong cuộc đối thoại ngắn của hai cậu bạn đều có những điều san sẻ bù đắp cho nhau cả trong tâm hồn lẫn suy nghĩ. 

Tôi được sống trong hoàn cảnh gia đình khá giả, bố mẹ yêu thương, quan tâm, nuông chiều, chính vì vậy mà khi bị bố đánh vì tội lấy tiền của mẹ để đi chơi điện tử mà không hỏi xin đàng hoàng, điều đó làm cho cậu nhóc mười bốn tuổi cảm thấy danh dự của con trai bị tổn thương, giận hờn mà bỏ nhà đi. Còn Lụm, thằng nhóc bị mẹ bỏ rơi từ khi chỉ là một em bé, phải uống sữa để sống nhưng may mắn nó gặp được cô bán bánh mì thấy nó gào khóc vì đói nên cho ăn ruột bánh, thấy nó ăn được liền đem về chăm sóc, nuôi lớn. đến năm bảy tuổi Lụm mới biết nó bị bỏ rơi ở… nên ngày nào cũng ra đó đứng mỗi khi rảnh rỗi để dành được hi vọng nhỏ nhoi là mẹ sẽ quay lại tìm nó, ngày ngày cứ thế trôi thoáng chốc nó đã mười lăm tuổi rồi, đứng đây cũng vọn vẹn được bảy năm đổ lên, thế nhưng chưa bao giờ nó gặp được mẹ. 

Hai cậu nhóc đứng ở đây đều là vì chờ đợi gia đình tới đón song lại với hai lí do hoàn cách khác nhau, một người vì sự trẻ con giận dỗi bỏ đi để bố mẹ lo lắng, tìm kiếm, một người lại là vị bị bỏ rơi, với niềm hi vọng mong manh có thể được đoàn tụ với gia đình. Khi tôi bị Lụm mỉa mai với lí do ngốc nghếch của bản thân, cậu cũng tức giận nhưng nếu nghĩ kĩ lại thì những lời thằng Lụm nói khiến cậu phải suy nghĩ sâu xa hơn về tương lai của bản thân. Lỡ như bố mẹ không tìm được cậu, cậu sẽ trở thành đứa trẻ không nơi nương tựa, cuộc sống trở nên khó khăn, thiếu thốn, không còn những tình yêu thương, quan tâm từng chi tiết một từ uống sữa mỗi tối cho đến lúc đánh răng đều đặn trước khi ngủ của mẹ, đặc biệt hơn không có sự tồn tại của cậu, bố mẹ sẽ có sinh thêm nhiều em hơn, tình yêu của họ sẽ rành hết cho đứa con mới sinh, còn đứa lớn sẽ trở nên đi vào dĩ vãng không xót lại trong trí nhớ của họ. 

Bỗng chốc từ một cậu nhóc vô tư, vô lo, tự tin rằng bố mẹ sẽ quan tâm, hối hận, gấp rút tìm mình trở nên lo âu, sợ hãi, sợ những điều lỡ như ấy sẽ thực sự xảy ra, sợ bản thân sẽ như nhóc Lụm chờ đợi trong vô vọng. Nhưng rồi cuối cùng thì bố mẹ tôi cũng tìm đến cậu, như bao vị phụ huynh khác, họ lo lắng, mắng cậu nhóc dại dột song lời nói đó chính là sự xuất phát từ trong bản năng của người làm cha, làm mẹ. 

Tôi tạm biệt với Lụm để trở về với mái nhà và vòng tay ấm áp của gia đình sau khi có sự trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Còn Lụm, cậu nhóc vẫn đứng đó như những năm qua, nhưng lần này cậu bé khóc, tuy chỉ là một giọt nước mắt mà thôi nhưng lại cất giấu biết bao điều, về sự ganh tị, ao ước có được gia đình hạnh phúc như gia đình tôi, cũng như là động lực để cậu nhóc đứng vững, chờ đợi với quyết định táo bạo không biết bao giờ mới có được điều bản thân muốn. 

Qua tác phẩm ta thấy được một điều, không phải ai cũng có hoàn cảnh giống nhau, chúng ta là một cá thể riêng biệt, không thể đắp nặn cuộc sống của mình cho người khác, nhưng  thay vào đó hãy cắt đứt khoảng cách khác biệt đó, ngồi lại tâm sự chia sẻ với nhau để bản thân nhận ra những thiếu xót trong hành động và suy nghĩ. Và hãy luôn trân trọng với những gì mình đang có.

Tóm tắt truyện ngắn Lụm còi - ảnh 2

Tóm tắt truyện ngắn Lụm còi - Mẫu số 3

Câu chuyện về những mảnh đời nhỏ bé cô đơn chưa bao giờ là ít, mỗi truyện đều chứa đựng nội dung, ý nghĩa khác nhau nhưng lại cùng đem đến giá trị nhân văn cao cả. Thí như truyện ngắn "Lụm còi" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, một tác phẩm mang tới cho người đọc những dòng cảm xúc mong manh, dao động, thương xót cho số phận bị bỏ rơi củ Lụm cũng như tin tưởng hơn vào cuộc sống hơn như cách một câu bé mười lăm tuổi đều đặn ngày nào cũng đứng ở gốc Me gần ngã tư với niềm hy vọng mẹ sẽ quay lại tìm cậu. 

Mở đầu truyện là khung cảnh nhân vật "Tôi" - nhân vật chính của truyện giận dỗi bỏ nhà đi vì bị bố đánh tội lấy tiền đi chơi điện tử mà chưa xin phép mẹ. Điều đó khiến cho cậu nhóc mười bốn tuổi luôn được nuông chiều cảm thấy tổn thương nên làm ra hành động bồng bột mà không suy nghĩ trước sau. Nhưng nhờ lần bỏ nhà đi tôi gặp được Lụm, lớn hơn tôi một tuổi. Cả hai đã một cuộc trò chuyện ngắn ngủi với nhau trước khi mà bố mẹ tìm thấy được tôi, Lụm bị mẹ bỏ rơi từ khi vẫn còn là em bé, chưa biết nói cũng chưa biết ăn cơm, đến lúc đói quá mới "khóc rổn rổn" lên thì được bà dì bán bánh mì phát hiện bồng lên cho ăn ruột bánh mì, thấy Lụm ăn được liền đem về chăm sóc. Từ đó mà nó mới được sống tiếp, đến khi lớn hơn một chút nó biết mình bị mẹ bỏ lại, nhưng không vì thế nó hận mẹ nó, mà tin rằng mẹ có nỗi khổ, nên suốt từ năm bảy tuổi đến nay lúc nào bán xong bánh mì nó đều đứng ở gốc cây me chờ mẹ. Đó cũng tạo nên cái duyên cho cả hai đứa trẻ, nhưng hoàn cảnh của tôi lại vô cùng khác biệt, trái ngược hoàn toàn với Lụm, tôi được sinh ra và nuôi dưỡng bởi vòng tay thương yêu, chăm non từng tí một của cha mẹ, khi lớn lên cũng có dáng vẻ ưa nhìn của một công tử gia đình có điều kiện. Hai cậu nhóc hai hoàn cảnh nhưng lại không tồn tại ranh giới giàu - nghèo, cách nói chuyện như hai người bạn thân đã quen từ lâu, thân hiết làm sao. Nhất là khi Lụm biết đến lí do ở đây của tôi thì chửi "Mày sướng thiệt. Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!", không một người bạn mới quen nào lại có hành xử như thế, nhưng một người bạn tốt biết quan tâm đến ta thì sẽ như vậy, hết thảy đều xuất phát từ tấm chân tình, từ sự quan tâm, lo lắng. Nhờ có Lụm mà tôi hiểu được tầm quan trọng của gia đình cũng như tác hại bỏ nhà đi, khi ấy tôi mới thực sự biết sợ hãi vì hành vi nổi loạn của tuổi dậy thì, có cho mình cũng như người đọc một bài học quý giá.

Kết của câu truyện là những giọt nước mắt của Lụm, nó khóc vì vui mừng cho người bạn đã được trở về với gia đình, khóc cho hoàn cảnh của bản thân nhưng đồng thời là động lực giúp nó nắm lấy sợi dây tiếp tục chờ đến ngày mẹ ruột đưa nó trở về. 

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nên một câu chuyện mang thiên hướng nhân đạo, nhân văn, với tình huống có phần hài hước nhưng mang đến cuộc gặp gỡ định mệnh như một bài học trân báu dành cho những bạn trẻ đang có xu hướng nổi loạn và cảnh tình những người có hành vi bỏ rơi đứa con nhỏ bé vô tội. Với niềm hy vọng không còn những đứa trẻ nào sẽ phải trải qua tháng ngày như nhân vật Lụm. 

icon-date
Xuất bản : 14/10/2023 - Cập nhật : 18/10/2023