logo

Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào? 

A. Bạch Vân am thi tập

B. Bạch Vân quốc ngữ thi

C. Ức trai thi tập

D. Quốc âm thi tập

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Bạch Vân quốc ngữ thi

- Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi.


Kiến thức tham khảo về bài thơ Nhàn


1. Khái quát về cuộc đời và phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.

- Cuộc đời:

+ Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng.

+ Năm 1535, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi ở tuổi 45. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu.

+ Ông làm quan, chức Tả thị lang dưới triều nhà Mạc.

+ Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

+ Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi.

+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn.

+ Phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

+ Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.

Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào?

2. Tìm hiểu chi tiết bài thơ Nhàn

a. Cuộc sống hằng ngày của nhà thơ

* Hai câu đề:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thần dầu ai vui thú nào.”

- “Một mai, một cuốc, một cần câu” trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một lão nông, tri điền, đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn.

- Tác giả sử dụng kết hợp khéo léo thủ pháp liệt kê các dụng cụ lao động cùng với điệp từ “một” và nhịp thơ 2/2/3 cho thấy cuộc sống nơi thôn dã cái gì cũng có, tất cả đã sẵn sàng.

- Các vật dụng gắn liền với công việc vất vả của người nông dân đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách tự nhiên, thư thái như chính tâm hồn của nhà thơ.

- Con người tìm thấy niềm vui, sự thanh thàn trong cuộc sống, không gợi chút mưu tục. Một mình ta lựa chọn cách sống “thơ thẩn” mặc kệ ai kia “vui thú nào”. Tự mình lựa chọn cho mình một lối sống, một cách sống kệ ai có những thú riêng, âu đó cũng là bản lĩnh của kẻ sĩ trước thời cuộc.

* Hai câu thực:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao.”

- Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ.

+ "Ta dại" ↔ "Người khôn"

+ "Nơi vắng vẻ" ↔ "chốn lao xao" → hình ảnh ẩn dụ: "Nơi vắng vẻ" là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; "Chốn lao xao" là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi.

- Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người "Dại" – "Khôn" → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ => Cách nói ngược, hóm hỉnh.

=> Như vậy: Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

b. Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ

Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào?  (ảnh 2)

+ Nhàn hạ ở công việc: Công việc nhà nông: “Một mai, một cuốc, một cần câu”: số từ “một” + danh từ “mai, cuốc, cần câu”-> Câu thơ tái hiện chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông tri điền chất phác.

+ Nhàn hạ ở tâm trí: Thảnh thơi, ung dung, mặc kệ những thú vui của người đời.

+ Lối sống: hoà hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên: Mùa nào thức nấy: thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

+ Tự nhận mình dại nhường khôn cho kẻ khác, quan niệm dại – khôn là cách nói ý vị, thâm trầm, tự tin, vẻ đẹp nhân cách trí tuệ thoát khỏi vòng lợi danh cuộc đời.

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng có thời gian sống và làm quan trong triều đình, vì thế ông quá hiểu chốn quan trường đầy mưu mẹo, lừa lọc, vì vậy ông gán cho nó là chốn “lao xao”, còn nơi “vắng vẻ” là nơi ông ở ẩn, là Bạch Vân am nơi ông mở lớp dạy học, lấy đó làm thú vui của đời mình.

+ Quan niệm về danh lợi: Mượn điển tích Thuần Vu Phần để nói về phú quý tựa giấc mộng, tựa chiêm bao như áng mây trắng trôi bồng bềnh giữa cuộc đời, tất cả đều hư vô.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022