logo

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt

Hướng dẫn Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt hay nhất cùng kiến thức mở rộng thú vị về câu đặc biệt


Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có sử dụng câu đặc biệt - Mẫu số 1

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt

Quê hương em là một ngôi làng bình dị năm ở bên chân núi. Ở đây, người dân bao đời nay vẫn giữ nếp sống mộc mạc trong những ngôi nhà sàn. Tuy vậy, cuộc sống người dân vẫn đủ đầy với các thiết bị hiện đại. Những ngôi nhà ấy trập trùng trong biển lá rừng cây. Xa xa là những thửa ruộng bậc thang lẩn khuất trong mây trời. Em thích nhất là những đêm mùa hè, được nằm trên sườn đồi, ngắm bầu trời đầy sao và lắng nghe âm thanh của tự nhiên. Xào xạc, xào xạc, xào xạc. Đó là tiếng lá cây, tiếng núi rừng vẫy gọi, tiếng của quê hương đang ru ngủ những người con sống trên mảnh đất này.

- Câu đặc biệt: Xào xạc, xào xạc, xào xạc


Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có sử dụng câu đặc biệt - Mẫu số 2

Buổi sớm mai trên con đường quê hương yên bình đến lạ. Làn sương mỏng manh vẫn còn vương trong không gian. Trên cao, tiếng mấy nàng chích chòe, chị sáo sậu hót vang chào ngày mới, làn gió nhẹ lay động khóm tre cuối làng. Xa xa, các cụ ông dậy sớm đi bộ tập thể dục, chị hàng rau cộc cạch trên chiếc xe đạp tranh thủ chở rau ra chợ bán. Bác nông dân tay cuốc, tay cày vội vã ra đồng làm việc để tránh nắng ban trưa,...Tiếng gà gáy: Ò...ó ...o vẫn còn vang đâu đó. Bầu không gian trên con đường làng buổi sớm thật trong lành, thanh bình và dễ chịu. Yêu lắm! Quê hương tôi!

- Câu đặc biệt: Tiếng gà gáy: Ò...ó ...o


Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có sử dụng câu đặc biệt - Mẫu số 3

Quê hương em nằm là một vùng ven biển miền Trung. Thỉnh thoảng, em lại cùng các anh chị trong thôn ra biển chơi. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các anh chị thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh. Bãi cát trắng ven biển bị sóng biển đánh vào ướt sũng. Nhờ có bãi biển này mà nơi đây ngày càng phát triển. Nhiều khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi được xây dựng để phục vụ du lịch. Nhộn nhịp. Sôi động. Đó chính là những gì em cảm nhận được ở quê hương mình lúc này. Em hy vọng rằng quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp hơn.

- Các câu đặc biệt: Nhộn nhịp. Sôi động.

Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ, để tìm hiểu chi tiết hơn về câu đặc biệt là gì, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nhé !!!


Kiến thức mở rộng về câu đặc biệt


1. Câu đặc biệt là gì

- Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

- Ví dụ: “Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.” – Khánh Hoài.

- Có thể thấy “Ôi, em Thủy!” là một câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt (ảnh 2)

2. Vai trò của câu đặc biệt 

Câu đặc biệt thường dùng để:

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong đoạn

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

- Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp


3. Ví dụ về câu đặc biệt

- Từ việc hiểu được khái niệm câu đặc biệt là gì thì việc cho ví dụ, đặt 1, 2, 3, 4 hoặc viết đoạn văn có chứa câu đặc biệt là điều rất dễ dàng. Một số ví dụ tiêu biểu cho loại câu này như:

+ Câu đặc biệt xác định thời gian

“Một đêm mùa đông. Cái lạnh đến cắt da cắt thịt hòa vào màn sương mờ ảo bao trùm cả thành phố.”

+ Câu đặc biệt liệt kê hành động

“Cả đoàn người xem hội nhốn nháo. Tiếng cười. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”

+ Câu đặc biệt gọi – đáp

“Mai ơi! Đi học thôi.”

Hay

A: “Ai đã đặt lọ hoa ở đây?”

B: “Lan! Chính Lan!”

+ Câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc

“Ôi! Cuối cùng thì tôi cũng vượt qua được rồi.”

- Trong một số đoạn văn hoặc văn cảnh thì sự xuất hiện của các câu đặc biệt còn là nối tiếp, hoặc đan xen.

Ví dụ như:

Con: “Bố ơi! Bố! Con được 10 điểm Văn.” (câu gọi)

Bố: “Mừng quá! Bố sẽ mua tặng cho con một bộ đồ chơi.” (câu bộc lộ cảm xúc)


4. Bài tập vận dụng

Bài tâp: (trang 30 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ:

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

d) Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

(Trần Hoài Dương)

Lời giải chi tiết:

a) Không có câu đặc biệt:

- Câu rút gọn:

+ “Có khi được trưng bày... trong hòm”

+ “Nghĩa là phải ra sức giải thích... kháng chiến "

b) 

- Câu đặc biệt: “Ba giây...Bốn giây.. Năm giây... Lâu quá!”

- Không có câu rút gọn.

c)

- Không có câu đặc biệt

- Câu rút gọn: "Một hồi còi".

d)

- Câu đặc biệt: “Lá ơi'”

- Câu rút gọn: “[...] - Hãy kế chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!”

- "Bình thường  lắm, chẳng có gì đáng kể đâu".

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022