logo

Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu?

“Thi sĩ” là cụm từ, chắc hẳn, các bạn đã được nghe nhiều lần trong cuộc sống cũng như trong văn học. Vậy Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu? Để trả lời được câu hỏi trên, Toploigiai mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới đây!


Câu hỏi: Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu?

 A. Từ Hán Việt

 B. Từ thuần Việt

 C. Từ tiếng Anh

 D. Từ tiếng Pháp

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Từ Hán Việt

Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ Từ Hán Việt

>>> Xem thêm: Tác dụng của từ Hán Việt


Giải thích của Giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án A

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Quá trình lịch sử của Việt Nam là nguyên nhân của sự xuất hiện từ Hán Việt nhiều như vậy trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn từ Hán Việt, giúp chúng ta biểu thị ý nghĩa sự vật, sự việc tốt hơn cũng như thể hiện được sắc thái trong từng ngôn cảnh, ngữ cảnh.

Bất kì thứ tiếng nào cũng có đơn vị cấu tạo từ. Trong tiếng Việt, đơn vị cấu tạo từ là tiếng. Đối với từ Hán Việt, đơn vị câu tạo từ được gọi là yếu tô' Hán Việt. Mỗi yếu tố Hán Việt tương ứng với một chữ Hán.

Đặc điểm của từ Hán Việt

Trong tiếng Việt, sự có mặt của từ Hán Việt giúp cho vốn từ được mở rộng hơn, cũng như từ mang nhiều sắc thái khác nhau. Trong đó từ Hán Việt có sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.

Thi sĩ khi dịch nghĩa ra có nghĩa là nhà thơ

Như vậy, từ thi sĩ có đủ các yếu tố để được xem là từ Hán Việt

=> Chọn đáp án A.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt

Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu

Một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về từ Hán Việt

Câu 1. Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán

B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Câu 2. Tìm các từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau:

A. Hoài:

B. Chiến

C. Mẫu

D. Hùng

Đáp án:

A. Hoài: hoài niệm, hoài tưởng, hoài nghi, hoài niệm, hoài bão, hoài dựng

B. Chiến: chiến tích, chiến thắng, chiến đấu, chiến mã, chiến trận…

C. Mẫu: mẫu mã, mẫu hậu, mẫu chỉ, thánh mẫu…

D. Hùng: hùng cường, hùng dũng, hùng hổ, anh hùng…

Câu 3. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

A. Thiên lí

B. Thiên kiến

C. Thiên hạ

D. Thiên thanh

Đáp án: B

→ Thiên trong thiên kiến có nghĩa là lệch, nghiêng ngả

Câu 4. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Câu 5. Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng"

A. Xã tắc

B. Ngựa đá

C. Âu vàng

D. cả A và C

Đáp án A

→ Xã tắc( non sông, đất nước, quốc gia, dân tộc)

-----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã giải đáp cho các bạn về Từ “Thi sĩ” có nguồn gốc từ đâu? và cung cấp thêm một số câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt và có thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 11/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022