logo

Từ thế kỷ 13 Ấn Độ bị xâm chiếm bởi?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Từ thế kỷ 13 Ấn Độ bị xâm chiếm bởi?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về môn Lịch sử 10 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Từ thế kỷ 13 Ấn Độ bị xâm chiếm bởi?

A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á

B. Người Hồi giáo gốc Trung Á

C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ

D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Người Hồi giáo gốc Trung Á

Từ thế kỷ 13 ấn độ bị xâm chiếm bởi người Hồi giáo gốc Trung Á.


Kiến thức tham khảo về Ấn Độ.


1. Lịch sử Ấn Độ

- Ấn Độ là vùng đất của nền văn minh cổ đại. Các cấu hình xã hội, kinh tế và văn hóa của Ấn Độ là những sản phẩm của một quá trình mở rộng lâu dài. Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với sự ra đời của nền văn minh thung lũng Indus và sự xuất hiện của người Aryan. Hai giai đoạn này thường được mô tả là tuổi Vedic và Vedic trước. Ấn Độ giáo xuất hiện trong thời kỳ Vedic.

- Thế kỷ thứ năm đã chứng kiến ​​sự thống nhất Ấn Độ dưới thời Ashoka, người đã chuyển đổi sang Phật giáo, và trong triều đại của ông ấy, Phật giáo đã lan truyền ở nhiều nơi ở châu Á. Hồi giáo thế kỷ thứ tám, đạo Hồi đã đến Ấn Độ lần đầu tiên và vào thế kỷ thứ mười một đã tự thiết lập vững chắc ở Ấn Độ như một lực lượng chính trị. Nó dẫn đến sự hình thành của Vương quốc Hồi giáo Delhi, mà cuối cùng đã thành công bởi Đế quốc Mughal, theo đó Ấn Độ lại một lần nữa đạt được một thước đo lớn về sự thống nhất chính trị.

- Vào thế kỷ 17, người châu Âu đã đến Ấn Độ. Điều này trùng hợp với sự tan rã của Đế chế Mughal, mở đường cho các quốc gia vùng. Trong cuộc thi giành quyền lực, tiếng Anh nổi lên thành 'những người chiến thắng'. Cuộc Nổi loạn 1857-58, tìm cách khôi phục uy quyền của Ấn Độ, bị nghiền nát; và với sự tiếp nối của Victoria như Hoàng hậu Ấn Độ, việc sáp nhập Ấn Độ vào đế quốc đã hoàn tất. Tiếp theo là cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ, trong năm 1947.

Từ thế kỷ 13 Ấn Độ bị xâm chiếm bởi?

2. Những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ

- Những nghề thủ công truyền thống của Ấn Độ là:

+ Nghề luyện sắt và đúc sắt.

+ Nghề làm đồ gốm, có xưởng gốm mịn, tráng men màu thẫm, ngả từ màu xanh thép sang màu xám thẫm và đen bóng.

+ Nghề dệt bông, đay, dệt tơ lụa.

+ Nghề làm đồ gỗ.

- Những hàng thủ công nổi tiếng là:

+ Hàng len thô dệt bằng lông cừu.

+ Vải trắng dệt sợi bông.

+ Hàng dệt bằng tơ lụa.

+ Đồ gốm: chén, bát, đĩa... đạt trình độ cao.


3. Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ thể hiện trên các mặt:

* Về tư tưởng:

- Phật giáo:

+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

- Ấn Độ giáo:

+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo. 

* Chữ viết:

- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, sau đó được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả về chữ viết và ngữ pháp.

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

* Kiến trúc, điêu khắc, văn học:

- Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.


4. Những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ.

- Chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li (của người Hồi giáo): quý tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, cấm đoán đạo Hin – đu, khiến mâu thuẫn dân tộc trở nên sâu sắc.

- Chính sách cai trị của Vương triều Ấn Độ Mô – gôn (của người Mông Cổ): xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa.


5. Những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ

- Những nghề thủ công truyền thống của Ấn Độ là:

+ Nghề luyện sắt và đúc sắt.

+ Nghề làm đồ gốm, có xưởng gốm mịn, tráng men màu thẫm, ngả từ màu xanh thép sang màu xám thẫm và đen bóng.

+ Nghề dệt bông, đay, dệt tơ lụa.

+ Nghề làm đồ gỗ.

- Những hàng thủ công nổi tiếng là:

+ Hàng len thô dệt bằng lông cừu.

+ Vải trắng dệt sợi bông.

+ Hàng dệt bằng tơ lụa.

+ Đồ gốm: chén, bát, đĩa... đạt trình độ cao.


6. Tại sao nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?

- Đạo Phật tiếp tục được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá).

- Đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ bốn vị thần chính. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

- Chữ viết : từ chữ cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ viết Phạn.

- Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.

- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của của văn hóa Ấn Độ.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022