logo

Nét nổi bật của tình hình văn hoá Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nét nổi bật của tình hình văn hoá Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về môn Lịch sử 10 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Nét nổi bật của tình hình văn hoá Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là? 

A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ

B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Arập Hồi giáo)

C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á

D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á

Nét nổi bật của nền văn hóa Ấn Độ là diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về sự phát triển của lịch sử và nền văn hóa đa dạng Ấn Độ nhé!


Kiến thức mở rộng về sự phát triển của lịch sử và nền văn hóa đa dạng Ấn Độ


1. Khái quát chung về Ấn Độ

- Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत, chuyển tự Bhārata, tiếng Anh: India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत गणराज्य, chuyển tự Bhārat Gaṇarājya, tiếng Anh: Republic of India), là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực  Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và đông dân thứ 2 trên thế giới với dân số trên 1,366 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn Độ có đường  biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar  cùng  Bangladesh  ở phía Đông. Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.

- Ngày nay, Ấn Độ là một quốc gia Cộng hòa Lập hiến Liên bang theo thể chế Nghị viện và Cộng hòa Tổng thống, kết hợp với dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp, lãnh thổ bao gồm có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Nền kinh tế Ấn Độ có quy mô lớn thứ 6 trên thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 3 toàn cầu tính theo sức mua tương đương (thống kê năm  2020). Kể từ sau khi ban hành các cải cách kinh tế mới dựa trên cơ sở mở cửa nền kinh tế cũng như hình thành  kinh tế thị trường hoàn chỉnh vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, được công nhận là một nước công nghiệp mới.

- Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một cường quốc, có quân đội thường trực với số lượng lớn thứ 3 trên thế giới, đứng thứ 4 về sức mạnh quân sự tổng hợp[28] và xếp hạng 3 toàn cầu về chi tiêu quân sự Ấn Độ được đánh giá là một siêu cường tiềm năng. Ấn Độ là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong đó tiêu biểu như: Liên Hợp Quốc, G-20, Khối Thịnh vượng chung Anh, WTO, IAEA, SAARC, NAM và BIMSTEC,... Xã hội Ấn Độ hiện đại là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc, đây cũng là nơi có sự đa dạng về các loài hoang dã nhiều nhất trong khu vực và cần được bảo tồn, bảo vệ. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức kìm hãm sự phát triển của đất nước như: nghèo đói, phân hóa giàu nghèo cao, nạn tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, nhiều tư tưởng phân biệt đẳng cấp và hủ tục tôn giáo lạc hậu vẫn còn tồn tại, tình trạng suy dinh dưỡng, giáo dục và y tế công thiếu thốn ở vùng nông thôn, cùng chủ nghĩa khủng bố.

Nét nổi bật của tình hình văn hoá Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là?

2. Vương triều hồi giáo Đê- li

- Sự thành lập: người Hồi giáo gốc Trung Á, tiến hành cuộc chinh chiến vào vùng đất Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526).

- Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hin-đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Mặc dù các ông vua thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm giảm nỗi bất bình của nhân dân.

- Văn hoá Hồi giáo - cũng được du nhập vào Ấn Độ, làm phong phú và đa dạng nền văn hóa.

- Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây cũng được thúc đẩy hơn, các thương nhân Ấn Độ đã tích cực truyền bá đạo Hồi đến một số nơi, đặc biệt là một số nước ở Đông Nam Á.


3. Vương triều Mo-gôn

* Hoàn cảnh ra đời:

- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

* Chính sách của vua A-cơ-ba:

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

* Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn:

- Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.

- Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.

- Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

- Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh


4. Nền văn hóa Ấn Độ

*Kiến Trúc

- Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.

Nét nổi bật của tình hình văn hoá Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là? (ảnh 2)

* Lễ Hội

- Ấn Độ là miền đất của hội chợ và lễ hội, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v. Lễ hội Pooram tại Kerala, Ấn Độ.

 * Ăn uống

- Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay.

- Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều loại thịt.

- Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022