logo

[Cánh diều] Lịch Sử 10 Bài 1 Lý thuyết: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 dễ hiểu.

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 SGK Lịch sử 10 - Cánh Diều

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh Diều


1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính như sau:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là hai yếu tố cơ bản gắn liền với khái niệm lịch sử

- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Hiện thực lịch sử

Nhận thức lịch sử

+ Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức). + Nhận thức lịch sử là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
+ Hiện thực lịch sử có trước + Nhận thức lịch sử có sau
+ Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi được + Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian
+ Hiện thực lịch sử luôn khách quan + Nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan

- Khái niệm Sử học:

Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.


2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực….) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao.

Ví dụ: Lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời Hùng Vương đến thời chống Mĩ cứu nước, Lịch sử Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,…


2.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Sử học

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

 

- Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết 

- Nhiệm vụ của Sử học là cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.

-  Đoạn trích trong bài Tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ có ý nghĩa như sau:

+ Chức năng và nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn trong việc ghi chép lai lịch sử của một quốc gia, một dân tộc.

+ Ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, làm bài học răn đe cho hậu thế chính là nhiệm vụ của Sử học.


2.3 Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản như sau: 

+ Định hướng việc nghiên cứu cho các nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,…

+ Giúp các nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.

+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.


3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học


3.1. Các nguồn sử liệu

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

-  Phân biệt các nguồn sử liệu:

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

-  Giá trị của mỗi loại hình sử liệu:

+ Sử liệu lời nói - truyền miệng mang giá trị tìm hiểu, khai thác đời sống tinh thần của người xưa, lưu truyền các kinh nghiệm sống, phê phán cái xấu và ca ngợi cái tốt.  Sử liệu lời nói - truyền miệng làm phong phú nguồn sử liệu của các thời kỳ xa xưa.

+ Sử liệu hiện vật là loại hình sử liệu nguyên thủy phản ánh xã hội loài người từ khi chưa có chữ viết. Sử liệu hiện vật đóng vai trò quan trọng, cung cấp cho nhà Sử học những thông tin như thời đại, điều kiện kinh tế, tự nhiên, hoạt động của con người.

+ Sử liệu hình ảnh sẽ cung cấp những hình ảnh chi tiết về sự kiện, hiện tượng, giúp nhà Sử học có khả năng tiếp cận, cảm nhận sự kiện sâu hơn từ nhiều khía cạnh.

+ Sử liệu thành văn là loại hình sử liệu chứa đựng thông tin lịch sử trong quá khứ để minh chứng cho trình độ phát triển của xã hội, phản ánh nhiều mặt cuộc sống của loài người.


3.2. Một số phương pháp cơ bản của Sử học

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều
Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 ngắn nhất Cánh Diều

* Một số phương pháp cơ bản của Sử học:

- Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

- Phương pháp trình bày bao gồm: Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.

- Phương pháp tiếp cận bao gồm: Phương pháp tiếp cận liên ngành.

=> Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu mà nhà sử học sẽ lựa chọn các phương pháp cụ thể, tuy nhiên phương pháp lịch sử và các phương pháp logic vẫn là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu lịch sử.

* Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp lịch đại. Trình bày lịch sử theo các mốc thời gian từ năm 1930- 1986 giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử nước ta.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Cánh Diều

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 1 Cánh Diều trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 25/07/2022 - Cập nhật : 24/09/2022