logo

Thành ngữ về lịch sử đất nước

Các thành ngữ về lịch sử đất nước:

Nhớ em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang

Phá Tam Giang ngày rày đã cạn

Truông nhà Hồ, Nội Tán cấm nghiêm

Ở Nam, các chúa Nguyễn nhiều đời trấn thủ, mưu cầu an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Dưới đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, đường đi qua vùng Hồ Xá – Quảng Trị (tức truông nhà Hồ) thường có bọn cướp ẩn núp, cướp bóc kẻ qua đường. Năm 1722, Chúa sai ông Nguyễn Khoa Ðăng, làm Nội Tán, đi đánh dẹp bọn cướp đó.

Tiếc thay cây quế giữa rừng

Ðể cho thằng Mán thằng Mường nó leo

Dưới đời vua Trần Anh Tông, vì lý do chính trị, đã gả em gái là Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý (tức Ðịa Lý và Bố Chính), sau đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu. Người Việt vẫn có tinh thần kỳ thị chủng tộc, cho người Chiêm là giống man di, lên tiếng phản đối việc làm này của triều đình nhà Trần

Ba quân có mắt như mờ

Ðể cho Huy Quận vào sờ chính cung

Chúa Trịnh ham mê hưởng lạc, bày cảnh vui chơi làm khổ dân. Cho nên hết đời Trịnh Sâm, các con ông là Trịnh Khải và Trịnh Cán vì tranh quyền đã gây rối loạn ở kinh thành. Trịnh Cán (con Tuyên phi Ðặng Thị Huệ) mới được lập lên, với sự hỗ trợ của Quận Huy, chưa được hai tháng, thì bị anh là Trịnh Khải trừ diệt.

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng

>>> Tham khảo: Giải nghĩa thành ngữ buôn thúng bán mẹt

Thành ngữ về lịch sử đất nước

Rõ ràng câu ca dao này đã ca ngợi công đức chống ngoại xâm của Triệu Nữ Vương (tức là Triệu Thị Trinh – mà sử Tàu miệt thị gọi là Triệu …u : Bà vú Triệu). Sau cuộc nổi dậy chống Tô Ðịnh của Hai Bà Trưng bị thất bại, Bà Triệu noi gương anh dũng đó đã phất cờ khởi nghĩa chống quân Ðông Ngô. Khi Bà đánh giặc, mặc áo giáp vàng cỡi voi xông vào quân địch như vào chỗ không người, xưng danh hiệu là Nhụy Kiều tướng quân.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Ai về qua huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương

Cổ Loa thành ốc khác thường

Trải bao mưa nắng dãi dầu còn đây.

Vua An Dương Vương Thục Phán  có công   thống nhất  hai tộc  Âu Việt  và Lạc Việt  thành lập nước Âu Lạc đóng đô tại Cổ Loa.

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ múc nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.

 Nhớ người phụ nữ Triệu Thị Trinh can trường, lẫm liệt đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Ngô đô hộ ở thế kỷ III

Nhớ khi nội thuộc Đường triều

Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.

Sâu quả vải vì ai vạch lá

Ngựa hồng trần kể đã héo hon.

Nhân dân Việt thống khổ vì nạn cống vải triều đại Nhà Đường. Để giải thoát  dân , Ông  Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế khởi nghĩa chống nội thuộc Tầu

Nhâm Ngọc thì có sao đuôi,

Đến năm Quý Mùi, giặc liền phá ra.

Nhà vua thân với Lang Sa.

Để tây ăn cướp trứng gà của dân.

Tiếng đồn Tú Đỉnh,

Coi tân tỉnh sông Con,

Vì nghe vua Đồng Khánh lên non mất đầu.

Trời ơi! Trông xuống mà coi,

Nước Nam cơ khổ, “con trời” hai ông.

Hàm Nghi chính thực vua trung,

Còn như Đồng Khánh là ông vua xằng.

Con ơi nhớ lấy lời cha

Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng

Đánh giặc thì đánh giữa sông

Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm

Ngô Quyền diệt quân Nam Hán tại Bạch Đằng giang (cũng gọi là  sông Rừng) bằng mưu cắm chông dưới lòng sông. 

Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn

Bò đen húc lẫn bò vàng

Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông.

Thời  Lê sơ thế kỷ XV, chính trị ổn định, kinh tế văn hóa  rực rỡ.

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Già

………………….

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Thời  Lê sơ cũng là thời phồn hoa đô hội, thời các nghề thủ công phát triển thịnh đạt dẫn đến sự hình thành các phường nghề ở Thăng Long xưa

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

Ở nhà có nhớ anh chăng?

Để anh kể chuyện Cao Bằng cho nghe

Nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xây dựng thành lũy cát cứ ở đấy mãi đến năm 1677 mới bị tiêu diệt hoàn toàn.

Sông Gianh nước chảy đôi dòng

Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?

Thời kỳ này cũng gọi là  thời kỳ nội chiến Nam Bắc triều  vào  thế kỷ  XVII.  Tỉnh Quảng Bình lúc ấy là chiến địa. 

-------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn bài tìm hiểu về Thành ngữ về lịch sử đất nước. Hi vọng bai tìm hiểu trên sẽ giúp các bạn mở rộng hành trang tri thức của mình. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022