logo

Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 13 ngắn nhất Cánh diều

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Sinh học 10 trang 81, 82, 83, 84, 85 bộ Cánh Diều theo chương trình sách mới.


Câu hỏi trang 81 SGK Sinh học 10 cánh diều

Mở đầu: Bằng cách nào từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu? 

Lời giải:

Từ một hợp tử cần trải qua quá trình nguyên phân để phát triển thành một cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu.

I. CHU KÌ TẾ BÀO

Trả lời câu hỏi trang 81 SGK Sinh học 10

1. Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu kì tế bào gồm các pha giai đoạn nào. Nêu đặc điểm mỗi pha.

2. Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thi một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?

Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Cánh diều
Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Cánh diều
Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Cánh diều

Lời giải:

1. Các pha của chu kì tế bào và đặc điểm của các pha:

Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong đó:

- Kì trung gian gồm 3 pha: Pha G1 – Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA; Pha S - Nhân đôi; Pha G2 – Sinh trưởng và chuẩn bị phân bào.

- Quá trình phân bào (pha M) gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và phân chia tế bào chất.

2. Tại kì đầu của nguyên phân thì một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau. 

Trả lời câu hỏi trang 81 SGK Sinh học 10

Dựa vào bảng 13.1 cho biết điểm kiểm soát có ở những pha nào trong chu kì tế bào và vai trò của chúng ở mỗi pha là gì?

Lời giải:

Có ba điểm chính là: Điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn); Điểm kiểm soát G2/M; Điểm kiểm soát chuyển tiếp kỳ giữa-kỳ sau (điểm kiểm soát thoi vô sắc).

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK Sinh học 10

Điều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1? 

Lời giải:

Nếu tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia gọi là G0.


Câu hỏi trang 82 SGK Sinh học 10 cánh diều

II. Sinh sản tế bào theo cơ chế nguyên phân

1. Khái niệm sinh sản của tế bào

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 13.2, cho biết các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào thì giống nhau hay khác nhau

Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Cánh diều

Lời giải:

Các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào ban đầu đều giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.


Câu hỏi trang 83 SGK Sinh học 10 cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 83 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 13.3, cho biết sinh sản của tế bào gồm những kì nào. Đặc điểm mỗi kỳ là gì? 

Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Cánh diều

Lời giải:

Các kỳ Đặc điểm
Kỳ đầu Các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngăn. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành. Các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
Kỳ giữa Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kỳ sau Hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.
Kỳ cuối Nhiễm sắc thể dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại.

Trả lời câu hỏi trang 83 SGK Sinh học 10

Vì sao hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu? 

Lời giải:

Vì quá trình nguyên phân sao chép nguyên vẹn bộ NST trong tế bào mẹ cho tế bào con, vì vậy hai tế bào mới bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu.

Trả lời câu hỏi trang 83 SGK Sinh học 10

1. Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sống nào của tế bào?

2. Tế bào có phân chia mãi không? Cho ví dụ.

Lời giải:

1. Từ một đoạn thân của cây hoa hồng có thể tạo nên một cây hoa hồng mới là nhờ hoạt động sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân và hoạt động biệt hóa chức năng thành các phần khác nhau của tế bào.

2. Tế bào phân chia khi cần tạo ra các tế bào mới, khi cơ thể đã đủ tế bào cần thiết, phân chia tế bào sẽ dừng lại.

Ví dụ: Khi bị đứt tay, tế bào sẽ tăng phân chia tế bào để làm lành vết thương, khi vết thương đã lành, phân chia tế bào dừng lại.


Câu hỏi trang 84 SGK Sinh học 10 cánh diều

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK Sinh học 10

Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 13.4 cho biết nguyên phân có ý nghĩa gì đối với sinh vật.

Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Cánh diều

Lời giải:

Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh vật:

- Nguyên phân là cơ chế sinh sản của sinh vật nhân thực đơn bào

- Là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống tế bào mẹ; 

- Nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển

- Tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương, tái tạo tế bào mới thay thế các tế bào đã chết.

II. Ung thư và cách phòng tránh

1. Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ung thư

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK Sinh học 10

1. Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính. 

2. Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình thường? 

Lời giải:

1. Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính:

- Khối u lành tính: Tế bào không lan rộng đến vị trí khác.

- Khối u ác tính: Tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa.

2. Tế bào ung thư khác tế bào thường ở những điểm sau:

- Không thể tự ngừng lại khi đã đáp ứng đủ nhu cầu tế bào của cơ thể (phân chia mất kiểm soát) và tạo thành khối u.

- Không thể thực hiện truyền tin tế bào với tế bào khác.

- Có khả năng tự sửa chữa, không chịu tác động của chu trình chết, tránh được hệ thống miễn dịch và các chất ức chế tăng trưởng.

- Có thể di căn đến cơ quan khác.

2. Tình hình ung thư ở Việt Nam

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK Sinh học 10

Quan sát hình 13.5, nêu khái quát tinh hình ung thư tại Việt Nam năm 2020 và rút ra nhận xét.

Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Cánh diều

Lời giải:

Số ca ung thư mắc mới tại Việt Nam năm 2020 (theo thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO)) đã lên đến hơn 182 nghìn ca. Số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bệnh ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi. 


Câu hỏi trang 85 SGK Sinh học 10 cánh diều

3. Phòng tránh ung thư

Trả lời câu hỏi trang 85 SGK Sinh học 10

Vì sao cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh ung thư? 

Lời giải:

Nếu mắc bệnh ung thư sẽ có khả năng di căn, việc điều trị sẽ rất khó khăn, do đó cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm hoặc có phương thức điều trị phù hợp để loại trừ bệnh ung thư.

Trả lời câu hỏi trang 85 SGK Sinh học 10

Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì?

Lời giải:

Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là:

- Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...

- Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít chất xơ, sử dụng nhiều thực phẩm muối hay thực phẩm chế biến sẵn.

- Ít vận động.

- Môi trường sông bị ô nhiễm.

Trả lời câu hỏi trang 85 SGK Sinh học 10

1. Nhiều người cho rằng ung thư là bệnh nan y nhưng khoa học phát triển đã mở ra nhiều biện pháp chữa trị hiệu quả. Em hãy tìm hiểu những biện pháp đó.

2. Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở địa phương em. Làm thế nào phòng tránh ung thư hiệu quả.

Lời giải:

1. Các biện pháp chữa trị hiệu quả bệnh ung thư hiện nay là:

- Phẫu thuật cắt bỏ khối u

- Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các khối u

- Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u

- Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác

2. Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc ung thư:

- Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích,...

- Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chê sử dụng chât béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiêu muôi; tránh lạm dụng đô uông có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm hoá chất như thuộc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng:...

- Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.

- Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,...

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đề cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.

- Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhăm tạo nguôn lương thực, thực phẩm an toàn. 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Sinh 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/09/2022 - Cập nhật : 23/11/2023