logo

Bài Hương Sơn phong cảnh SGK 10 trang 66, 67 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Hương Sơn phong cảnh SGK 10 trang 66, 67 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)


Trước khi đọc bài Hương Sơn phong cảnh

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Lời giải 

Một cảnh đẹp của quê hương em, không thể không nhắc tới biển Cửa Lò (Nghệ An). Đó là một bãi biển dài với dải cát trắng cùng ánh nắng vàng rọi chiếu. Nếu đã một lần đến biển Cửa Lò, bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn bởi sự nhiệt tình, hiếu khách của những người dân nơi đây. Tiếng sóng vỗ rì rào, mặt nước trong xanh, những hàng dừa thẳng tắp. Mỗi sáng sớm, những đoàn cá trở về cập bến. Những ki-ốt mở cửa chào khách. Đoàn người du lịch đang vùng vẫy trên mặt biển, nô đùa thích thú. Em từng đạp xe ra biển ngắm bình minh mấy lần. từ lúc trời còn nhá nhem đến khi ửng đỏ. Ôi, thật tuyệt vời! Đạp xe trên dọc biển, vị mặn của biển phà vào, gió mát lạnh. Em vô cùng yêu cảnh đẹp quê hương – nơi em sinh ra và lớn lên. 


Đọc hiểu bài Hương Sơn phong cảnh

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Lời giải 

Lưu ý: ao ước, Đệ nhất động.

Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Lời giải 

Hình dung: Phong cảnh Hương Sơn hiện lên trữ tình, mộng mơ, tuyệt đẹp tựa mĩ nhân với mỗi động mang nét đẹp riêng.

Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Lời giải 

- Số tiếng: không đồng nhất. Ví dụ câu 15 có 7 tiếng nhưng câu 16 lại có 8 tiếng, đồng thời có sự xen kẽ số tiếng từ câu 15 đến câu 18.

- Gieo vần: tự do.

- Ngắt nhịp: tự do.

- Kết thúc bài: sử dụng cấu trúc “càng…càng”.

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh SGK 10 trang 66, 67 - Văn Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc bài Hương Sơn phong cảnh

Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Xác định bố cục bài thơ.

Lời giải

Bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): lần đầu đến Hương Sơn, chủ thể trữ tình vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp kì vĩ.

+ Phần 2 (14 câu tiếp theo): cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.

+ Phần 3 (còn lại): cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Lời giải

Một số từ ngữ: đệ nhất động, họa hình, lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây.

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Lời giải 

Chủ thể trữ tình: tác giả.

Đấy là chủ thể ẩn.

Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Lời giải

Phân tích:

- 4 câu thơ đầu: Khi lần đầu đặt chân đến đệ nhất động, chủ thể trữ tình có tâm trạng phấn khích, hồ hởi.

- 14 câu thơ tiếp theo: Chủ thể trữ tình miêu tả, cảm nhận một cách tinh tế, chắt lọc, nhạy cảm trước cảnh sắc tuyệt thế nơi đây. Chủ thể trữ tình so sánh với những hình ảnh mĩ lệ, đẹp đẽ để thêm phần nhấn mạnh cảnh sắc tại Hương Sơn, quả là đệ nhất động.

- 5 câu cuối: Bày tỏ tình yêu thiên nhiên cũng chính là bày tỏ tình yêu quê hương đất nước. Qua vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ, tuyệt thế ấy khiến chủ thể trữ tình phải thốt lên “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Lời giải 

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.

- Phân tích:

+ hình ảnh cụ thể, cho thấy được sự quan tâm, ấn tượng trước cảnh sắc đẹp không thể phôi phai trong tâm trí của chủ thể trữ tình.

+ từ ngữ gợi hình nhằm biểu đạt được không gian kì vĩ, đẹp mê hồn tại Hương Sơn.

+ biện pháp tu từ so sánh thể hiện được vẻ đẹp mĩ lệ của đá ngũ sắc.

+ câu thơ bộc lộ cảm xúc trực tiếp.

Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Lời giải 

Nhận xét: Bài thơ được tự do, người viết được thỏa sức bộc lộ cảm xúc của mình mà không cần bó hẹp trong khuôn khổ, phép tắc khi làm thơ.

Câu 7 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Lời giải 

Cảnh sắc đẹp trên dải đất hình chữ S vô vàn, có kể bao nhiêu cũng không xuể. Thế nhưng, trong em, một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất đấy chính là ngôi nhà của Bác Hồ ở làng Sen (Nghệ An). Cảnh đẹp không chỉ là thiên nhiên được tạo hóa kiến tạo, mà cảnh đẹp, đôi khi vì một ý nghĩa ẩn chứa đằng sau nó. Căn nhà tranh đơn sơ, những vật dụng cũ kĩ, không có gì đắt tiền, đáng giá nhưng đã làm nên một con người giải phóng một dân tộc, một đát nước. Để đi qua nhà Bác, chúng ta phải đi qua một cái hồ sen lớn, đó là nơi mà thuở bé, Bác cùng bè bạn vui đùa. Vào đến nhà, là lũy tre xanh rợp bóng, ngôi nhà 05 gian hiện lên lấp ló giản dị. Tham quan nhà bác, một cảm giác được trở về quá khứ hiện hữu quanh ta, cho ta một cái nhìn đầy gian khó của các thế hệ đi trước, sống vất vả gian lao để gây dựng được nền hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, và phát triển như ngày hôm nay. Để ta biết rằng, phải luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ ông cha, luôn không ngừng trau dồi bản thân, phát triển mình và xã hội để đất nước đi lên.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo 

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Hương Sơn phong cảnh SGK 10 trang 66, 67 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 12/10/2022