logo

Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học (Cánh diều)

Tóm tắt Sách mới Cánh Diều Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học (Sơ đồ tư duy) ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Tổng hợp đầy đủ kiến thức Bài 3: Nguyên tố hóa học bám sát nội dung SGK Hóa học 10 Cánh Diều.

Bài 3: Nguyên tố hóa học


I. Nguyên tố hóa học


1. Khái niệm nguyên tố hóa học

- Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số hạt proton.

Ví dụ: Ba loại nguyên tử trong hình dưới đây đều có một proton (hạt màu xanh) trong hạt nhân nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học, nguyên tố hydrogen (H).

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học (Sơ đồ tư duy)
Hình 3.1. Minh họa cấu tạo một số loại nguyên tử của nguyên tố hydrogen

2. Số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử

- Số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử, kí hiệu là Z.

Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Helium (He) có 2 proton => Z = 2

- Tổng số proton (Z) và neutron (N) trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số khối (A)

- Kí hiệu AZX cho biết: kí hiệu hóa học của nguyên tố X, số hiệu nguyên tử (Z), số khối (A)

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học (Sơ đồ tư duy)
Hình 3.2. Kí hiệu nguyên tử của helium

Lưu ý: Đôi khi, người ta viết tắt kí hiệu nguyên tử.

Ví dụ: Sử dụng 4He thay cho 42He, bởi kí hiệu He đã cho biết đây là nguyên tử nguyên tố helium, hạt nhân có 2 proton.


II. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình


1. Đồng vị

- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có số neutron khác nhau là đồng vị của nhau.

Do đó, đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học (có cùng số proton) khác nhau về số khối do đó số neutron khác nhau.

Ví dụ: Helium có hai đồng vị bền là 32He và 42He

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học (Sơ đồ tư duy)
Hình 3.3. Minh họa cấu tạo nguyên tử hai đồng vị của nguyên tố helium

- Tất cả các nguyên tố hóa học đều có nhiều đồng vị.

Ví dụ: Hydrogen có ba đồng vị là 11H (kí hiệu là H), 21H (kí hiệu là D), 31H (kí hiệu là T), oxygen có 17 đồng vị bắt đầu từ 128O và kết thúc là 288O, ...


2. Nguyên tử khối trung bình

Nguyên tử khối:

- Nguyên tử khối: là khối lượng tương đối của một nguyên tử, cho biết khối lượng của một nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần 1amu

- Do khối lượng của proton và neutron đều xấp xỉ 1,0 amu, còn khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều (0,00055 amu) nên có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối hạt nhân

Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố potassium (K) có Z = 19; số neutron = 20 nên nguyên tử khối của K là 19 + 20 = 39

Nguyên tử khối trung bình:

- Nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị của nguyên tố đó.

- Công thức tính nguyên tử khối trung bình như sau:

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học (Sơ đồ tư duy)

Trong đó:

+ X, Y, Z, ... lần lượt là số khối của các đồng vị.

+ x, y, z, ... là phần trăm số nguyên tử các đồng vị tương ứng.

Ví dụ: Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu chiếm tương ứng khoảng 73% và 27% về số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của đồng là:

[Sách mới CD] Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học (Sơ đồ tư duy)

Lưu ý: Nguyên tử khối của một nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 3 bằng Sơ đồ tư duy trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022