logo

Lý thuyết Hóa 10 Bài 1: Nhập môn hóa học (Cánh diều)

Tóm tắt Sách mới Cánh Diều Lý thuyết Hóa 10 Bài 1: Nhập môn hóa học (Sơ đồ tư duy) ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Tổng hợp đầy đủ kiến thức Bài 1: Nhập môn hóa học bám sát nội dung SGK Hóa học 10 Cánh Diều.

Bài 1: Nhập môn hóa học


I. Đối tượng nghiên cứu của hóa học


1. Chất

Cấu tạo quyết định đến tính chất (vật lí và hóa học) của chất nên những hiểu biết về cấu tạo hóa học góp phần dự và giải thích tính chất của các chất.

[Sách mới] Cánh Diều Lý thuyết Hóa 10 Bài 1: Nhập môn hóa học (Sơ đồ tư duy)

2. Sự biến đổi của chất

- Hóa học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như trong khí quyển, trong các nguồn nước, trong cơ thể động vật và thực vật, trong sản xuất hóa học, ...

Ví dụ: Sắt bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.

[Sách mới] Cánh Diều Lý thuyết Hóa 10 Bài 1: Nhập môn hóa học (Sơ đồ tư duy)

II. Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học

Một số điều cốt lõi cần thiết trong quá trình học tập môn Hóa học:

- Nắm vững nội dung chính của các vấn đề lí thuyết hóa học.

Các nội dung đó bao gồm: cấu tạo của chất, sự biến đổi vật lí và hóa học của chất, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất, ứng dụng của chất, hóa học trong đời sống và sản xuất.

- Chủ động tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá.

- Hoạt động khám phá trong môn Hóa học bao gồm:

+ Quan sát hoặc tiến hành quá trình thực nghiệm nghiên cứu, thu thập thông tin.

+ Phân tích, xử lí số liệu.

+ Giải thích, dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

- Hình thức của hoạt động khám phá bao gồm:

+ Tìm hiểu trên mạng internet.

+ Tham gia hoạt động trong lớp, trong phòng thí nghiệm.

+ Tham gia hoạt động ngoài lớp học do giáo viên, nhà trường tổ chức.

- Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học và kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình tìm hiểu, khám phá để phát hiện, giải thích các hiện tượng tự nhiên, vận dụng vào các tình huống thực tiễn, ...


III. Vai trò của hóa học trong thực tiễn


1. Trong đời sống

* Hóa học về lương thực – thực phẩm

Ví dụ: Thịt, cá, trứng, sữa cung cấp chất đạm; trái cây cung cấp vitamin.

* Hóa học về thuốc

Ví dụ: Cisplatin [PtCl2(NH3)2] thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư như: ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ...

* Hóa học về mĩ phẩm

Ví dụ: Son môi từ dầu gấc (chứa chủ yếu b - carotene) giúp môi hồng hào, không bị thâm môi mà còn mềm mại, không bị khô nứt môi.

* Hóa học về chất tẩy rửa

Ví dụ: Xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, ... 


2. Trong sản xuất

Bằng những hiểu biết về hóa học, con người đã chủ động tạo ra các quá trình hóa học phục vụ mục đích tồn tại và phát triển:

* Hóa học về năng lượng

Ví dụ: Các quá trình đốt cháy nhiên liệu như xăng, dầu, than, củi, ... Nhiên liệu cần cho tất cả các quá trình sản xuất, các nhà máy nhiệt điện, ô tô, máy bay, tên lửa, ...

* Hóa học về vật liệu

Ví dụ: Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể được nhiệt độ tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ

*Hóa học về môi trường

Ví dụ: Khí thải chứa CO2, SO2, ... cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe3+, Cu2+, ... ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho tác dụng với sữa vôi Ca(OH)2.

* Hóa học về sản xuất hóa chất

Ví dụ: Một lượng lớn NH3 tổng hợp từ N2 và H2 được sử dụng để sản xuất phân đạm.

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 ngắn gọn Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Hóa 10 Bài 1 bằng Sơ đồ tư duy trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022