logo

Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?

Câu hỏi: Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?

Lời giải

Thái độ và cách nhìn nhận của người dân: Không bằng lòng. Bởi huyện đường vốn là chốn anh minh, xét xử cái đúng, trừng phạt cái sai. Vậy mà, ngay cả người đứng ra xét xử lại là kẻ tham quan, ham tiền, không chắc rằng, người dân sẽ được xử đúng. Cửa quan là chốn không anh minh như họ nghĩ.

Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?

>>>Xem trọn bộ: Bài Huyện đường SGK 10 trang 132, 133, 134, 135, 136 - Văn Kết nối tri thức

Tìm hiểu thêm về nghệ thuật Tuồng

- Tuồng là gì?

Tuồng là một bộ môn nghệ thuật sân khấu tổng hợp có các yếu tố văn học, âm nhạc, mỹ thuật, múa… tham gia. Để phân biệt với các loại kịch nói, kịch múa, kịch câm, opera,.. nghệ thuật biểu diễn này được xếp vào loại kịch hát dân tộc. Vì, cũng như ở nghệ thuật sân khấu chèo, cải lương…, tỉ lệ ca hát theo kiểu dân tộc ở đây chiếm phần đáng kể. Tuồng còn được gọi là hát bộ hoặc hát bội. “Bộ” trong hát bộ bắt nguồn từ việc hát có điệu bộ, có trò trống, được hình thành từ cách gọi của dân gian. Về từ “bội” có ý kiến cho rằng từ này xuất phát trong từ “bội độc”, nghĩa là “ôn bài mà không cần sách”.  Miền Trung, Nam phổ biến gọi là “bội” hoặc“bộ”, miền bắc gọi là “Tuồng”.

- Phân loại tuồng

Có lúc người ta phân loại thành tuồng thầy (mẫu mực), tuồng ngự (cho vua xem), tuồng cung đình (diễn trong hoàng cung), tuồng pho (nhiều hồi diễn nhiều đêm), tuồng đồ (phóng tác, không có trong sử sách), tuồng tân thời (chuyển thể từ các tiểu thuyết). Nhưng tựu chung có thể chia làm hai loại tuồng kinh điển và tuồng dân gian. Ngày nay có ba lưu phái tuồng: Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ. Tuồng Trung Bộ phong phú và mang màu sắc dân tộc hơn cả. Bình Định là cái nôi của tuồng, trở thành đất tuồng với các tên tiêu biểu sau này: Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh…

- Hóa trang trong tuồng

Tuồng là loại hình sân khấu ước lệ, vậy nên cách hóa trang của tuồng cũng đặc biệt, nhằm để thể hiện rõ các tuyến nhân vật, tương tự mục đích hóa trang của Hí kịch, côn khúc của Trung Quốc, Kabuki của Nhật hay Dù kê của Campuchia

Các tuyến nhân vật của tuồng chủ yếu là: kép, tướng, đào, đào võ, lão,... với mỗi loại nhân vật lại có cách hóa trang riêng

Nhìn thoáng qua, hóa trang của tuồng khá giống kinh kịch Trung Quốc, xong thực tế, các đường nét rất khác nhau.

Màu sắc dùng để hóa trang trên mặt phổ biến là trắng, đỏ, xanh và màu đen. Mặt trắng (diện mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí, tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng), mặt mốc (xu nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu, nhát gan)...

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022