logo

Đoạn trích Huyện đường cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật

Câu hỏi: Đoạn trích Huyện đường cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật.

Lời giải

- Vì họ đều chung một giuộc, là những kẻ tham lam, dùng quyền để ăn tiền của dân chúng.

- Sự nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật cho thấy rằng đây không phải là lần đầu diễn, mà đã rất nhiều lần mới có thể phản ứng nhịp nhàng, ăn khớp với nhau như vậy. Những kẻ làm quan tham lam ăn tiền của dân chúng một cách trắng trợn và hả hê.

Đoạn trích Huyện đường cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật

>>>Xem trọn bộ: Bài Huyện đường SGK 10 trang 132, 133, 134, 135, 136 - Văn Kết nối tri thức

Tìm hiểu đoạn trích Huyện đường

- Xuất xứ:

Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi. Đoạn trích Huyện đường thuộc cảnh I của hồi thứ II, thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện. Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen ở cuối vở.

- Bố cục

Chia đoạn trích thành 2 phần 

+ Phần 1: Từ đầu đến “Vào ra cũng phải chuyên cần”: Tri huyện tự bạch 

+ Phần 2: Còn lại: Đề lại và tri huyện tính toán, bày mưu để có thể lấy được tiền từ vụ xét xử

- Giá trị nghệ thuật

+ Nghệ thuật châm biếm có pha chút hài hước, hóm hỉnh

+ Ngôn từ dân gian, mộc mạc, dễ hiểu

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022