logo

Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4 trong bài Thơ duyên

Câu hỏi: Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4 trong bài Thơ duyên

Lời giải

- Khổ 1: Cảnh thu vào một buổi chiều mộng đầy trữ tình.

+ Hàng loạt từ ngữ chỉ mối quan hệ “hòa”, “cặp”, “đổ…qua” cho thấy sự gắn bó giữa các sự vật khi thu đến. Hơn nữa, cặp từ tượng thanh “ríu rít” làm tăng sự thân mật, gần gũi đến bất ngờ.

+ Hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên con đường phố cổ Hà Nội vào mùa thu, đấy chính là hình ảnh cây me. Xuân Diệu đưa chúng ta về với cảm giác ấm cúng, hoài niệm, yên bình, mang vẻ đặc trưng khó lòng phôi phai.

+ 03/04 câu trong một khổ sử dụng vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự đằm thắm, dịu nhẹ mà thơ mộng.

- Khổ 4: Cảnh vật đặt trong sự rộng lớn của không gian, không còn tươi tỉnh như khổ 1, hiện lên trong khổ 4 là sự buồn hiu, chạnh lòng.

+ Hình ảnh rất đỗi quen thuộc của bao người con đất Việt, ấy chính là khung cảnh cánh đồng cò lúa bay. Đó là không gian rộng lớn, thoáng đãng.

+ Từ láy “gấp gấp” chỉ sự nhanh lẹ, chuyển động nhanh, có gì đấy gấp gáp còn từ láy “phân vân” cho bạn đọc thấy được sự lưng chừng, có gì đấy còn vương vấn, nửa muốn đi nửa muốn ở lại.

+ 02/04 câu trong một khổ sử dụng vần “ân (vân, dần) kết hợp cùng nhịp thơ có sự chuyển biến nhanh, không còn chậm rãi như trước nữa, gợi lên sự vội vã đến nghẹt thở.

Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4 trong bài Thơ duyên

>>>Xem trọn bộ: Bài Thơ duyên SGK 10 trang 68, 69 - Văn Chân trời sáng tạo

Bố cục, Bức tranh thiên nhiên và cắt nghĩa về tình yêu qua bài Thơ duyên

Bố cục

Bài thơ được phát triển theo mạch cảm xúc:

- Khổ thơ đầu: Cảm xúc khi mùa thu tới.

- Hai khổ thơ tiếp theo: Cảm xúc trước sự biến thái của mùa thu.

- Những khổ thơ còn lại: Cảm xúc khi chia tay mùa thu.

Bức tranh thiên nhiên - Đoạn 1

- Ngay từ câu thơ đầu này, Xuân Diệu đã sẵn sàng làm “mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng” - tức là thủ pháp mơ hồ hoá

- Cành hoang như lả mình vào nắng, trong khi nắng ý tứ né mình gượng tránh, chưa muốn đón nhận một cử chỉ lả lơi, mà thi sĩ diễn tả bằng cái điệu đến là yêu kiều “nắng trở chiều”.

Cắt nghĩa của tác giả về tình yêu - Đoạn 4

- Chữ thôi đã nói cái thế không thể cưỡng lại, không thể còn đảo ngược, một sự đã rồi.

- Chữ cưới lòng nói được một cuộc đính ước ngầm, một cuộc hôn nhân bí mật của hai tâm hồn.

=> Diễn tả được cái trạng thái tế nhị Tình trong như đã mặt ngoài còn e của những cặp uyên ương.

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022