logo

Những không gian “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê”...trong đoạn thích thể hiện đặc trưng thể loại sử thi như thế nào?

Câu hỏi: Những không gian “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê”,… trong đoạn thích thể hiện đặc trưng thể loại sử thi như thế nào?

Lời giải 

Thể hiện đặc trưng: không gian to lớn, kì vĩ. Chúng là đặc trưng riêng của thời cổ đại, mang đậm tính sử thi, hoành tráng.

Những không gian “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê”...trong đoạn thích thể hiện đặc trưng thể loại sử thi như thế nào?

>>>Xem trọn bộ: Bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác SGK 10 trang 99, 100, 101, 102, 103, 104 - Văn Kết nối tri thức

Kiến thức tham khảo

1. Đặc trưng thể loại sử thi:

- Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.

- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.

2. Phân loại sử thi

- Sử thi thần thoại tập hợp những thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hóa (người có công xây dựng và phát triển cộng đồng tộc người), được coi như bộ “bách khoa toàn thư” của một thời kì lịch sử dài hình thành tộc người và đất nước, với dung lượng đồ sộ gồm hàng ngàn câu thơ. Những sử thi thần thoại tiêu biểu là vẻ đất để nước của người Mường, Ấm ệt luông của người Thái, Cây nêu thần của người Mơ-nông,...

- Sử thi anh hùng có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người, đồng thời cũng giỏi lao động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng. Cho đến nay, mới chỉ phát hiện được sử thi anh hùng ở khu vực Tây Nguyên với cách gọi tên khác nhau đối với từng tộc người: khan (Ê-đê), hơ-ri (Gia-rai) hơ-mon (Ba-na), ót-nơ-rông (Mơ-nông),... Đó là những tác phẩm tự sự có dung lượng lớn phản ánh xã hội Tây Nguyên đang ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền quốc gia. Sử thi anh hùng mang vẻ đẹp kì vĩ, toàn vẹn, vẻ đẹp “không thể bắt chước” (chữ dùng của Các Mác) chính là do nó đã tạo ra kiểu “nhân vật anh hùng sử thi” với vẻ đẹp riêng của một thời kì lịch sử. Sử thi anh hùng cớ Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),... nhưng tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn cả là sử thi Đăm Săn của người Ê-đê.

icon-date
Xuất bản : 10/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022