logo

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh"


Câu hỏi: 

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.

Lời giải

1/ Mở bài: Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn ý kiến của Trần Đăng Khoa. Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hoà quyện trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cảm nồng cháy và lí trí một cách nhuần nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ. 

2/ Thân bài: 

a/ Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ?

 - Giản dị trong thơ: Học sinh biết phân biệt được giản dị không phải là đơn giản. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện. Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thể hiện... 

- Xúc động: Trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng lòng của thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa đọc giả và nhà thơ từ đó thầy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con người. 

- Ám ảnh: Những cảm xúc về vấn đề tác giả thể hiện trong bài thơ phải thực sự có sức gợi: Gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy; để lại trong tâm hồn người đọc những cảm xúc không thể nào quên 

b/ Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay bởi đó là một bài thơ đã hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh 

- Bằng sự cảm thụ tác phẩm, học sinh chứng minh cái giản dị, xúc động và ám ảnh được thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, câu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh hình tượng ... của bài thơ 

- Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lí của dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ 

- Để thê hiện nội dung chủ đề nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đep đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hẳng của đời sống, gợi nhắc con người cùng có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung. 

- Cả bài thơ có sáu khổ thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị tạo giọng điệu tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự sẻ chia, gợi nhắc với mọi người 

- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình. Từ câu chuyện của người lính – nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm. 

- Kết cấu, gỉọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 

3/ Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, lựa chọn từ ngữ.


Những bài văn mẫu về bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy

Mẫu số 1:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây gió trăng hoa tuyết núi sông

Có thể nói từ xa xưa tới nay, trăng là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Bởi nó là một vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cũng viết về trăng nhưng nhà thơ Nguyễn Duy không đi vào miêu tả mà lại kể cho ta nghe một câu chuyện tăm tình đầy thấm thía, đầy xúc động về một lẽ sống của con người trong  cuộc đời. Điều đó được thể hiện rõ qua bài thơ Ánh trăng

Mở đầu bài thơ bằng giọng điệu tâm tình kể cho ta nghe những gì trong quá khứ

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

Thời gian mà câu chuyện bắt đầu là hồi nhỏ, thời gian đó đưa ta trở về với tuổi ấu thơ êm đẹp hồn nhiên với những cánh đồng mênh mông vs biển rộng bao la với dòng sông êm đềm về một khoảng trời thơ ấu. Và về với khung trời kỉ niệm thân thương với ánh trăng làng.

Thời gian cứ dần trôi, cậu bé đầu trần chân đất ngày tắm mình trong ánh trăng quê ngày nào giờ trở thành người lính. Thời gian chiến tranh, không gian ở rừng gợi nhớ về những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ thiếu thốn , nhưng trăng vẫn là người bạn

Hồi chiến tranh ở rừng

Trăng thành đôi tri kỷ

Vầng trăng tuổi thơ theo chân người lính ra đi, có mặt khắp mọi nẻo đường đánh giặc, cùng hành quân cùng ngủ lại nơi núi rừng. Hai câu thơ mở ra trước mắt người đọc không gian những cánh rừng khốc liệt trong bom đạn, những đêm mắc võng ngủ trong rừng thấy vầng trăng trên đầu súng. Trăng chứng kiến , sẽ chia những gian nan vất vả của người lính . Vầng trăng đã trở thành "tri kỉ". Trăng đã gắn bó  bao ân tình sâu nặng. Đó là sự gắn bó suốt chiều rộng không gian tới chiều dài của thời gian. Vâng,nếu như trong quá khứ trăng là vẻ đẹp thơ mộng tươi mát thì hiện tại trăng trăng là một điều thiêng là động lực để người lính tiếp tục chiến đấu. Bảovệ ánh trăng bình yên chi quê hương. Từ "ngỡ" là một sựu khẳng định điều người ta không thể quên vầng trăng tình nghĩa. Cứ ngỡ rằng nó ẩn sâu vào tiềm thức của con người như một chân lí không bao giờ thay đổi

Nhưng rồi ngày hòa bình lập lại, con người trở về thành phố sống một cuộc sống hoàn toàn khác

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

Quá khứ trôi qua, con người trở về hiện tại với cuộc sống đầy đủ tiện nghi : ánh điện rực rỡ, sống trong nhà cao tầng hiện đại. Đó là những năm tháng sau chiến tranh, đất nước hòa bình không còn những mất mát đau thương,  nhưng cũng không còn tuổi thơ lam lũ của cậu bé thuở nhỏ. Trong thời gian đó tình cảm con người đối với trăng đã thay đổi

Vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Vầng trăng đã được nhân hóa "vầng trăng đi ". Trăng vẫn xuất hiện bên người, vẫn đi về thường nhật. Dù thời gian , không gian có thay đổi nhưng trăng vẫn thủy chung , nghĩa tình. Trăng thì vẫn thế vẫn bên người như ngày xưa. Người vẫn thế nhưng giờ trăng như thừa. So sánh độc đáo,  trăng – người dưng thể hiện sự nhạt nhẽo lạnh lùng thờ ơ của con người. Ánh trăng đã đi vào quên lãng con người không hề hay biết.  Dường như cuộc sống xô bồ đã làm con người ta vô cảm là người ta nhanh chóng quên đi quá khứ ,quên đi những năm tháng gian lao vất vả, quên đi nghĩa tình con người.

Thế nhưng cuộc đời đâu phải luôn trôi êm ả. "Sông có khúc người có lúc "quả không sai.

Thình lình đèn điện tắt

phòng huynh đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Tình huống diễn ra bất ngờ và cũng rất tự nhiên. Con người mở tung cửa sổ để tìm ánh trăng. Vầng trăng tròn hiện lên giữa cảnh tối om như thứ ánh sáng kì diệu tưởng chừng đã chìm âu vào quên lãng

Ngửa mặt lên nhìn trăng

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Con người đã đối diện với ánh trăng đối diện đàm tâm với cử chỉ thái độ đầy thành kính xúc động. Từ "rưng rưng" là một từ dùng đắt giá diễn tả cảm xúc nghẹn ngào xúc động vì tìm lại được những điều quý giá tưởng chừng đã đánh mất. Trong giây phút đó, con người như được sống lại với không gian bát ngát tuổi thơ sống dậy cả quá khứ khổ đau với những gì đẹp đẽ và thiêng liêng với những gì mà những năm tháng sống gấp gáp hối hả xô bồ nơi thành phố đã làm người ta quên lãng. Câu thơ chứa đựng sự hàm ơn đến khó tả về sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng. Sự xuất hiện của vầng trăng giữa bầu trời để lại trong ta biết bao suy ngẫm.

Trăng cứ trong vành vạnh

kể chi người vô tình

vầng trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Một lần nữa hình ảnh "vầng trăng tròn" lại xuất hiện. Phải chăng đó là hình ảnh diễn tả sự lớn lao trọn vẹn của trăng. Trăng vẫn đẹp vẫn vẹn nguyên vẫn thủy chung với con người. "Cứ" khẳng định tấm lòng son sắt khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng của quá khứ. Vầng trăng là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ chẳng thể phai mờ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên  nghĩa tình quá khứ thì luôn bất diệt. Trăng không chỉ tròn. Mà " m phăng phắc" nghệ thuật nhân góa đầy ý nghĩa. Trăng vẫn âm thầm lặng lẽ độ lượng bao dung nhưng đầy nghiêm khắc. Không lên án không phê phán mà lặng lẽ đem vầng sáng ấy chiếu rọi vào nơi thẳm sâu trong tâm hồn. Từ đó để con người tự nhận ra được sự bạc bẽo của mình. Giây phút " giật mình" ấy tuy muộn màng nhưng cũng rất đáng quý. Nó giúp con người nhận ra lâu nay mình là kẻ bội bạc, giúp con người tìm lại cả một quá khứ ân tình, ân nghĩa . Đó là quá khứ đẹp đẽ của tuổi thơ.

Mẫu số 2:

Bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy được sáng tác vào năm 1978 tại TP Hồ Chí Minh. Đây là một bài thơ mang giọng điệu tâm tình tự nhiên, gợi cho người đọc biết bao cảm xúc và bài học sâu sắc. Với việc sử dụng hình ảnh biểu cảm, bài thơ là một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính, mang đến bài học sâu sắc về lối sống ân tình, thủy chung.

Mở đầu bài thơ, tác giả gợi ra quá khứ với những kỉ niệm khó quên:

“hồi nhỏ sống với đồng

cái vầng trăng tình nghĩa”

Một quá khứ trần trụi, tự nhiên được tác giả gợi ra với những kỉ niệm ngày xưa bé. Đó là hình ảnh: đồng, sông, bể, vầng trăng… những hình ảnh ấy vừa gần gũi, vừa bình dị, vừa chan hòa với con người. Con người được được sinh ra chính từ những điều giản đơn như thế, đó là kí ức tuổi thơ, là cả một trời thương nhớ. Đặc biệt là trong kháng chiến, khi trở thành một người lính thực sự, vầng trăng vẫn là người bạn đồng hành cùng người lính trên mọi nẻo đường. “vầng trăng” ấy, có thể là người bạn tâm giao trên mỗi chặng đường hành quân, có thể là người bạn tri kỉ trong những lần gác đêm.Và khi ấy, hình ảnh “vầng trăng” được coi là “tri kỉ”. Tri kỉ được hiểu là một người bạn chân thành gắn bó, cùng ta trải qua khắp những vui vẻ, buồn rầu, khó khăn của đường đời, một sự gắn bó chặt chẽ không bao giờ tách rời được.

Cuộc sống tuổi ấu thơ ấy được tác giả tái hiện lại chân thực, gần gũi, thực sự gợi cho người ra cảm giác yên bình mà lắng lòng lại. Những kí ức ấy gợi về cả một bầu trời vô tư, những từ ngữ được tác giả sử dụng “Trần trụi”, “hồn nhiên” gợi lên một sự vô tư, vô lo vô nghĩ. Và những hình ảnh gắn bó giản dị của tuổi ấu thơ, đặc biệt là hình ảnh “vầng trăng” tưởng chừng như nhân vật trữ tình sẽ không bao giờ quên được, là người bạn tri kỉ đến suốt đời.

Tuy nhiên, khi thời thế thay đổi, hoàn cảnh sống thay đổi thì con người lại vô tình quên đi người bạn tâm giao năm nào:

“từ hồi về thành phố

như người dưng qua đường”

Khi chiến tranh kết thúc, hòa bình được lập lại, cuộc sống của người kính năm xưa đã được đổi thay, đầy đủ và tiện nghi hơn nhiều. Lối sống hiện đại, đầy đủ về mặt vật chất luôn hiện hữu xung quanh. Nào là “ánh điện”, “cửa gương”, ‘phòng buyn-đinh”…tất cả gợi lên cuộc sống đủ đầy vật chất. Và, người bạn tri kỉ thủa xưa là “vầng trăng” giờ như trở thành người xa lạ, “người dưng qua đường”, không nhớ mong, không hỏi han, không gặp gỡ. Thật đáng buồn cho những kí ức gắn bó đã qua trong miền quá khứ, nhân vật trữ tình đã vô tình quên đi người bạn thủy chung, gắn bó năm nào.

Một tình huống trớ trêu đã xảy ra, khiến nhân vật trữ tình không lường trước được, và rồi, đã có một cuộc gặp mặt bất ngờ:

‘thình lình đèn điện tắt

đột ngột vầng trăng tròn”

từ “thình lình” gợi ra một hoàn cảnh không ai ngờ tới: ánh sáng đèn điện mất đi. Và theo phản xạ tự nhiên, con người ta phải tìm đến nơi có ánh sáng. Và cuộc hội ngộ không ngờ “đột ngột vầng trăng tròn”. Mặt đối mặt, biết bao kỉ niệm tràn về trong tâm thức của nhân vật trữ tình:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

như là sông là rừng”

Mặt đối mặt như vậy, nhân vật trữ tình vần thấy vầng trăng tròn trịa như ngày nào. Một loạt các kỉ niệm ùa về, nào là đồng, bể, là sông, là rừng…Tấc cả các kỉ niệm gắn bó với quá khứ cứ dội về, là cho đôi mắt nhân vật trữ tình cảm thấy ‘rưng rưng”. Đó là sự rưng rưng vì hổ thẹn, vì áy náy, vì hối hận, bởi lẽ nhân vật nhận ra mình đã quá vô tâm với quá khứ, mình đã vô tình lãng quên đi những kỉ niệm về những ngày tháng còn khó khăn, quên đi biết bao những gắn bó keo sơn ngày nào.

Hình ảnh quá khứ vẫn vẹn nguyên, tình nghĩa qua hình ảnh vầng trăng”

“trăng cứ tròn vành vạnh

đủ cho ta giật mình”

Hình ảnh “trăng tròn vành vạnh” chính là nói đến sự vẹn nguyên, nghĩa tình của quá khứ. Con người thì vô tình, nhưng quá khứ vẫn thủy chung, nguyên vẹn như ánh trăng kia, chỉ có con người là lãng quên thôi. Câu thơ ‘ánh trăng im phăng phắc mang nhiều ý nghĩa. Cái im phăng phắc, như một lời cảnh tỉnh, như một sự nghiêm khắc đối với sự lãng quên của con người. Và cái “giật mình” chính là sự thức tỉnh, nhận ra cái sai của nhân vật. Hình ảnh “vầng trăng” và “ánh trăng” đã đưa đến cho con người một bài học về lối sống thủy chung, tình nghĩa, con người ta khi sống phải biết “uống nước nhớ nguồn”.

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, nhà thơ Nguyễn Duy đã mang đến cho bạn đọc một bài thơ ngắn gọn mà đầy ý nghĩa. Đó là một bài học sâu sắc cho con người cần có thái độ sống thủy chung cùng quá khứ.

icon-date
Xuất bản : 11/08/2022 - Cập nhật : 11/08/2022