logo

Nghị luận “ Đây thôn Vĩ Dạ” ngắn gọn (học sinh giỏi)

Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ buồn, mang nhiều tâm sự. Nghị luận “ Đây thôn Vĩ Dạ” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình cảm, nỗi khao khát được yêu, được sống của ông. Dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu do Toploigiai biên soan, mời bạn cùng tham khảo nhé!


Dàn ý nghị luận “ Đây thôn Vĩ Dạ”

Mở bài

- Giới thiệu Hàn Mặc Tử: nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ, thơ mang phong cách buồn

- Giới thiệu Đây Thôn Vĩ Dạ: Bài thơ hay với hình ảnh tươi mới nhưng thể hiện sự cô đơn, tâm hồn khao khát được yêu.

Thân bài

Phân tích bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ”

- Khổ 1

+ Mở đầu với hình ảnh thôn Vĩ Dạ được khắc hoạ đẹp và tinh tế

+ Miêu tả hình ảnh vườn cau đầy thân thiết

+ Câu hỏi đầu bài thơ như một lời trách móc 

- Khổ 2

+ Miêu tả cảnh chia ly: gió theo- lối gió; mây – đường – mây. “ Dòng nước, hoa bắp lay”=> mang đến cảm giác buồn tùi, cô đơn.

+ Câu hỏi cuối đoạn thể hiện sự chờ đợi vô thức

- Khổ 3

+ Cảnh vật trở nên hư ảo, “ nhân vật khách” khó xác định

+ Điệp từ “ khách đường xa” càng thể hiện tâm trạng cô đơn của Hàn Mặc Tử

Kết bài

Toàn cảnh bài thơ thể hiện nỗi buồn, sự khao khát tinh yêu và cuộc sống của nhà thơ.

nghị luận “ Đây thôn Vĩ Dạ”

Nghị luận “ Đây thôn Vĩ Dạ” hay nhất

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Thơ của ông nổi bật với những tình yêu đau đơn hướng về cuộc đời trần thế. Ông đã đặt ngòi bút mình lên để khắc họa một hình ảnh về một bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đây có thể coi là một trong các bài thơ hay nhất của ông, bài thơ đã dựng lên một khung cảnh cùng với hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi mới, mà trong đó cũng đầy sự cô đơnn của một tâm hồn khao khát yêu thương, khao khát sống mãnh liệt.

Bài thơ mở đầu với khung cảnh của thôn Vĩ Dạ được tác giả khắc họa nên một bức tranh tuyệt đẹp và tinh tế. Khi Han Mặc Tử nhận được tấm ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc, người mà ông đêm thầm trộm thương nhớ - thì bao cảm xúc về kỉ niệm đẹp ở thôn Vĩ Dạ đã ùa về trong tâm trí của ông, đã tạo cảm hứng cho ông sáng tác bài thơ này. Cùng với khổ một của bài thơ, đây là cảnh vườn và con người thôn Vĩ, câu mở đầu đây là lời mời mọc mà như cứ thân thiết:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Câu mở đầu, Hàn Mặc Tử đã đặt ra một câu hỏi tu từ, “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” đan xen nhiều sắc thái tình cảm, như một lời mọc, hỏi han, và như một lời trách móc, giận hờn. Bức tranh cảnh vật trải ra trước mắt: nắng hàng cau, vườn nhà ao, lá trúc, mặt chữ điền,… Tất cả đều mang vẻ đẹp độc đáo, cảnh vật hiện lên tinh khiết, tràn trề nhựa sống, “nắng” đây là tinh khôi buổi sáng sớm, và “ vườn” xanh như ngọc một hình ảnh thân quen mộc mạc mà đầy sức sống. Tả buổi sớm mai để tô đậm lên nét đẹp của cây xanh lá “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”. Nghệ thuật cách điệu hóa, và bằng bút phpas chấm phá của nhà văn, thôn Vĩ hiện lên trong tâm tưởng với vẻ đẹp mông mơ mà pha chút vào đó sự đằm thắm nhưng cũng có nét mập mờ, có lẽ nó đã thuộc về hư vô. Và khung cảnh ấy đã thể hiện rõ nét ở khổ hai của bài thơ. Đêm trăng của thôn Vĩ như là một dấu ấn cảm xúc:

“ Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Đêm trăng thôn Vĩ, miêu tả cảnh chia li của cảnh vật: gió theo- lối gió; mây – đường – mây. “ Dòng nước, hoa bắp lay” cảnh đẹp của thôn nhưng giăng mắc trong đó một nỗi buồn vô hình. “Trăng” trong không gian thuyền bén, bến trăng, sông trăng… đã gợi lên nét huyền bí của vũ trụ. Cùng câu hỏi “ Thuyền ai?; Có chở…nay?” Nghi vấn về sự chờ đợi trong vô thức, mơ màng của nhân vật trữ tình. Đêm trăng hiện lên trên con sông vẫn mang vẻ đẹp của muôn đời nhưng sâu trong đó lại có một nỗi buồn man mác bởi tâm cảnh của người thi sĩ.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa,

Áo em trắng quá nhìn không ra.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Vạn vật dù là thiên nhiên hay con người thì dương như đầu bị chìm vào trong cõi mơ mộng, hư vô cùng với các từ: mơ, không nhìn ra, mờ hân ảnh,.. đây là trạng thái cô đơn, sầu muộn của lòng thơ. “ Khách” ở đây là cô gái thôn Vĩ hay một giai nhân nào đó? Bóng dáng mờ ảo khiến thi nhân khó xác định.Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?”, “Ai” thứ nhất đây là tác giả, “ai” thứ hai hiểu theo nghĩa hẹp là “ khách đường xa”, còn ta hiểu theo nghĩa sâu xa là người tình của tác giả hoặc thôn Vĩ trong mộng ảo. Hàn Mặc Tử yêu cuộc đời một cách thai thiết, nồng thắm nhưng lại vì một nỗi đau do bệnh tật luôn dày vò đã khiến tâm trí của ông luôn trong trạng thái hư vô giữa cõi thần và cõi tục. Đến lúc kiệt sức ông vẫn mong có thể giao cảm với đời.

Như vậy, cảnh thiên nhiên thôn Vĩ và cảnh lòng người, cùng với nghệ thuật: nhiều câu hỏi tu từ, hình ảnh độc đáo, sắc sảo, tác giả vẽ bởi bút pháp tả thực kết hợp với tượng trưng. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử không chỉ là một bài thơ giản dị thể hiện tình yêu với một cô gái, mà bài thơ là một bức tranh đẹp về cảnh người và người của đất nước qua tâm hồn giàu sức tưởng tượng và đây yêu thương của nhà văn  hòa quyện với thiên nhiên và lòng người.

icon-date
Xuất bản : 26/10/2022 - Cập nhật : 15/12/2022