logo

Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ

Tuyển chọn những mở bài hay chủ đề Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ. Các mở bài mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Bài mẫu 1

Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Ông đã để lại cho kho tàng thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm hay được chú ý như Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín, Nắng vàng, Trên cầu Tràng tiền,…. Trong đó Đây thôn Vĩ Dạ được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của Hàn Mặc Tử thể hiện rõ nét tính cách thơ của ông.  Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ về tình yêu và khát khao cuộc sống. Nếu mở đầu bài thơ, người ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. Thì đến khổ thơ thứ hai, ta cảm nhận được sự hoài niệm, cùng tâm trạng lo âu của người thi sĩ. Đây là một trong những khổ thơ thể hiện chân thực nhất tâm lý tình cảm của người thi sĩ. 


Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Bài mẫu 2

Đọc thơ Hàn Mạc Tử ta không thể nào không nhớ đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – một bài thơ chở đầy những cảm xúc của nhà thơ về con người về mảnh đất Huế thương. Đặc biệt trong bài thơ ấy ta ấn tượng nhất với những cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khi nó mang đầy bi kịch và chất chứa bao nỗi buồn.


Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Bài mẫu 3

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.


Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Bài mẫu 4

Ai đó đã từng nói “Thơ là tiếng lòng. Đọc thơ, ta nghe thấy tiếng nói cất lên từ sâu thẳm trái tim của thi sĩ. Thơ là sự lên tiếng về thân phận. Đến với bài thơ, ta cảm được tình cảnh, tình thế số phận của nhà thơ”. Và “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một bài thơ như thế. Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, ta thấy được một trong những nét độc đáo làm nên phong cách thơ rất lạ của ông, đó là mạch thơ đứt đoạn mà thống nhất, nghĩa là bề ngoài kết cấu như rời rạc nhưng lại có sự thống nhất trong chiều sâu của mạch cảm xúc. Nếu khổ thơ đầu là sự bừng sáng kí ức của hoài niệm về vườn Vĩ Dạ lúc hửng đông thì khổ thơ thứ hai lại cảnh xứ Huế đêm trăng thơ mộng cùng bao nỗi niềm chia lìa, lạc loài bơ vơ, buồn thương tuyệt vọng.


Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Bài mẫu 5

Hàn Mặc Tử, một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới, thơ của ông luôn phảng phất nỗi buồn, nổi tiếng trong số các sáng tác của Hàn Mặc Tử là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được in trong tập thơ "Đau thương". Bài thơ là một bức tranh phong cảnh thôn Vĩ nhưng cũng là bức tranh tâm cảnh chứa đựng nhiều tâm trạng, cảm xúc và tâm sự của nhân vật trữ tình, đặc biệt trong khổ thơ thứ hai, vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn con người đã được đan xen hòa quyện vào nhau.


Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Bài mẫu 6

Trong phong trào Thơ Mới các nhà thơ được tự do thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Nếu như Xuân Diệu thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu con người nhưng vẫn cô đơn hoài nghi của mình, Lê Trọng Lư thì thả sức phiêu lưu cùng những bài ca tình yêu thì Hàn Mạc Tử lại quằn quại đau đớn trong những vần thơ về bệnh tật. Đọc thơ Hàn Mạc Tử ta không thể nào không nhớ đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – một bài thơ chở đầy những cảm xúc của nhà thơ về con người về mảnh đất Huế thương. Đặc biệt trong bài thơ ấy ta ấn tượng nhất với những cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khi nó mang đầy bi kịch và chất chứa bao nỗi buồn.


Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Bài mẫu 7

Nếu như thơ trung đại gắn liền với những điều lớn lao, ước lệ thì thơ Mới gắn liền với những cảm xúc cá nhân. Có thể thấy giai đoạn 1932-1945 là giai đoạn nở rộ của cái tôi cá nhân người nghệ sĩ. Nhà thơ Hàn Mạc Tử đã nói rằng: " tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng". Về cơ bản thơ ông luôn hướng tới quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật nhưng cái đẹp trong thơ ông lại riêng biệt, nó là nét đẹp kì dị, đau thương đan xen với những thứ hư ảo. Thiên nhiên trong thơ ông cũng vậy, nhuốm màu tâm trạng, như thực mà như mơ:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn, hay nhất

Xem thêm:

>>> Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 3


Bài văn mẫu Phân tích khổ hai bài Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. Ta thấy thi sĩ tuy phải sống cuộc đời đầy bi kịch nhưng vẫn khát khao được sống và yêu đời tha thiết.

Khổ thơ thứ hai được mở ra, khiến người đọc cảm nhận được hoài niệm về cảnh sông nước đêm trăng, hòa theo đó là tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ. Cảnh sông nước đêm trăng được gợi ra:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Dòng sông có nhiều cách hiểu, nhưng dù hiểu theo cách nào thì vẫn gợi ý thức về sông Hương-linh hồn của Huế. Cảnh vật được miêu tả rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi đặc điểm riêng của Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, hoa bắp khẽ đung đưa, chuyển động rất nhẹ nhàng, êm ả, gợi không gian rất thanh bình, rất Huế. Cảnh vật đượm buồn: buồn thiu, buồn sâu lắng, buồn nhuốm vào không gian, cảnh vật, thường là nỗi buồn từ thế giới bên ngoài tác động. Câu thơ như dài ra, căng ra, khiến nỗi buồn như dằng dặc. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật “nhân hóa”, dòng sông đã trở thành một sinh thể, có tâm trạng, có hồn, mang nỗi niềm của con người. Cảnh vật như nhuốm màu chia ly “Gió theo lối gió mây đường mây”. Câu thơ tách nhịp 4/3 chia làm hai nửa: một gió một mây. Từ “gió” được điệp lại ở vế một, đóng khung một thế giới đầy gió, chỉ có gió, chỉ riêng gió. Từ “mây” điệp ở vế hai, tạo nên một thế giới mây khép kín chỉ có mây. Vậy là hai sự vật vốn dĩ chỉ đi liền với nhau thì nay tác biệt và chia lìa. Gió đóng khung trong gió, mây khép kín trong mây. Câu thơ mang đến một hiện thực phi lý về hiện thực khách quan, nhưng rất có lý về hiện thực tâm trạng. Thi sĩ đang sống trong cảnh chia ly, cách biệt, sống trong cảnh đời đầy nghịch lý cho nên gió cứ gió, mây cứ mây. Từ “lay” mang một nỗi buồn trong ca dao, chỉ hoạt động rất nhẹ của sự vật hiện tượng khi có gió nhẹ. Nó mang nỗi buồn truyền thống của ca dao, thổi vào nỗi buồn muôn thuở của con người.

Hai câu thơ sau, ta nhận ra được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của thi sĩ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Cảnh vật được gợi ra một cách lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh trăng, mang ý nghĩa vừa thực vừa ảo. “Sông trăng” có thể hiểu là dòng sông tràn ngập ánh trăng, cũng có thể là trăng tuôn chảy thành dòng. “Thuyền trăng” là con thuyền chở đầy trăng, cũng có thể hiểu là trăng giống như hình ảnh một con thuyền. Dù hiểu theo cách nào thì trăng đã tràn ngập cả không gian, vừa thực vừa ảo, tạo nên một cảm giác mơ hồ. Trong thơ của Hàn Mặc Tử có cả một miền trăng, để có một thế giới tri âm, chất chứa tâm sự, giải tỏa những niềm đau, trăng đối với Hàn Mặc Tử là một người bạn tri âm. “Thuyền ai” lại gợi ra một danh từ phiếm chỉ. Hai câu thơ chứa đựng cả những hình ảnh mâu thuẫn. Câu dưới không có trăng, ý thơ phi lý về hiện thực nhưng chúng ta có thể lý giải được khi dựa vào tâm trạng của chủ thể trữ tình. Trăng lúc có lúc không, mong manh và mờ ảo, người tri kỷ cũng mờ ảo và mong manh nên lo âu, phấp phỏng là thế. Chờ trăng là chờ sự tri âm, chờ sự đồng điệu, chờ sự sẻ chia và chờ được khát khao, giao cảm với đời, là một con người bình thường mong muốn sự giao cảm. Từ “kịp” thể hiện một tâm trạng lo âu của nhà thơ, tâm trạng đợi chờ, khao khát. Qua đó thể hiện được quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Với một người bình thường nếu không trở về tối nay thì còn nhiều những đêm khác, nhưng với Hàn Mặc Tử nếu thuyền không trở về tối nay, không có sự tri âm thì thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong đau buồn.

Những cảm nhận khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trong bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.

---/---

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong mở bài mẫu Mở bài đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 14/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022