logo

Mở rộng bài Tràng Giang

1/ Để diễn tả nỗi buồn sầu, cô đơn Huy Cận viết "Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp" chúng ta có thể liên tưởng đến các câu thơ sau:

"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí" (Thu điếu)

"Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ." (Sóng)

Sóng gợn là hình ảnh rất sinh động và chân thực, dùng để miêu tả những con sóng nhỏ nhẹ nhàng lướt qua liên tiếp mà không ngừng nghỉ. Bằng nét bút phóng khoáng và uyển chuyển của mình, Huy Cận đã mở ra một khung cảnh vô tận của sông nước. Đồng thời, hình ảnh này gợi lên nỗi buồn âm thầm, đầy da diết và sâu lắng, như là "buồn điệp điệp". Câu thơ tả cảnh bỗng chốc chuyển sang tả tình cảm. Nỗi buồn và niềm thương cảm, vốn là trạng thái nội tâm phức tạp, đã được nhà thơ cụ thể hóa và hình ảnh hóa với sắc thái tâm trạng đầy day dứt và ám ảnh.

2/ Để miêu tả con thuyền Huy Cận viết “Con thuyền xuôi mái nước song song", ta có thể liên tưởng đến các câu thơ sau:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo."

Nhà thơ Huy Cận lại đau đáu trước một chiếc thuyền không người lái, được bỏ hoang để trôi dạt trên dòng nước vô định, làm nổi bật nỗi đau thương của mình trước cuộc sống tối tăm và không có lối thoát trước cách mạng. Tình trạng đơn độc của chiếc thuyền nhỏ "xuôi mái" làm cho dòng nước "song song" bị rẽ, và từ đó gợi lên nhiều tầng ý nghĩa sâu xa bên trong nó.

3/ Để miêu tả về "thuyền về nước lại" và "củi một cành khô" Huy Cận viết: "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng". Ta có thể liên tưởng đến các câu thơ trong bài Đây mùa thu tới của Hàn Mặc Tử

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. "​

Gió, mây, thuyền và nước thường đi đôi với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, cả hai nhà thơ lại quan sát chúng ở những khoảng trời khác nhau, không có liên kết. Có lẽ trong tâm hồn của cả hai nhà thơ, họ luôn cảm thấy bất an và mất kết nối với cuộc đời. Tác giả sử dụng nghệ thuật tiểu đối tự nhiên và linh hoạt để thể hiện sự "sầu trăm ngả". Tác giả không chỉ dừng ở mức mô tả chi tiết mà còn muốn truyền tải nỗi đau vô hạn, nỗi đau của nhà thơ không tìm thấy hướng đi trong cuộc đời như được mô tả trong câu "cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế" của Xuân Diệu.

4/ Miêu tả về sự "đìu hiu" và "tiếng làng xa" tác giả viết:" Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều ". Ta có thể liên tưởng đến câu thơ trong Chinh phụ ngâm

" Non kì quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. "

Huy Cận đã thành công trong việc tái hiện không khí thực tế và mơ hồ trong tâm cảnh của nhân vật. Tuy nhiên, điều mà Huy Cận đã thể hiện từ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm là không chỉ là hình ảnh mà còn là âm thanh quen thuộc và mơ hồ như "tiếng làng xa" và khung cảnh "vãn chợ chiều". Với người dân Việt Nam ở vùng quê, cuộc sống bình lặng và khó khăn, cảnh chợ quê đông đúc là biểu tượng cho sự sống động, sự giao lưu và gặp gỡ. Không có gì buồn tẻ và lạnh lẽo hơn là cảnh chợ chiều vắng vẻ: "Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.. trên đất chỉ còn có rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn.." như đã được miêu tả trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Trong lúc lòng buồn tê tái và cô đơn, nhà thơ Huy Cận vẫn tìm về cội nguồn của làng quê và khao khát nghe những tiếng động xa xôi, mơ hồ của chợ chiều.

5/ " Nắng xuống trời lên, sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu " với 2 câu thơ này chúng ta có thể liên tưởng đến

" Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em ơi em! Tình non sắp già rồi " của Xuân Diệu

Những từ "xuống", "lên", và "sâu chót vót" đã tạo nên một không gian đa chiều và vô hạn trước mắt ta. Những tia nắng chiếu xuống đất đã đẩy bầu trời lên tận cùng không gian, trong khi từ "sâu" đã mang đến một hiệu ứng bất ngờ, không chỉ miêu tả sự vô hình của không gian mà còn biểu thị sâu sắc của tâm hồn.

 

Các khổ tiếp theo Admin đang Update….

icon-date
Xuất bản : 09/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023