logo

Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm "Vợ nhặt"

Cùng Toploigiai Trả lời câu hỏi: Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm “Vợ nhặt” trong SGK Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức

Câu hỏi: Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm "Vợ nhặt"


Câu trả lời số 1:

- Về chủ đề: "Vợ nhặt" đã phản ánh đời sống cực khổ của dân tộc ta trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra những năm 1945.

- Về giá trị tư tưởng: 

+ “Vợ nhặt” phê phán xã hội thực dân phong kiến, đã độc ác đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp, biến con người thành vật vô giá trị, như là hàng hóa, có thể nhặt, có thể bán, có thể mua. 

+ Trong cảnh đói khổ, “Vợ nhặt” đã tạo nên điểm sáng, mang lại hy vọng cho con người trong hoàn cảnh đó. Kim Lân đã phát hiện và diễn tả khát vọng, khát khao được sống hạnh phúc và niềm tin vào tương lai gắn với cách mạng.

Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm "Vợ nhặt"

Câu trả lời số 2:

- Chủ đề: Tác phẩm "Vợ Nhặt" thể hiện cuộc sống khốn khó của nhân dân ta do sự cai trị tàn bạo của thực dân phong kiến. Minh chứng rõ nhất là nạn đói năm 1945.

- Giá trị tư tưởng: 

+ Tác phẩm này phản ánh tinh thần và khát vọng của người lao động, mặc dù họ phải sống trong đói khổ và cận kề cái chết, nhưng vẫn muốn được sống yêu thương và hạnh phúc trong gia đình, vẫn hy vọng vào cuộc sống và tin tưởng vào tương lai, kết nối với cách mạng. 

+ Tác phẩm cũng lên án sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào cảnh lầm than và gây ra những thiệt hại không thể kể hết.


Câu trả lời số 3:

- Chủ đề của tác phẩm "Vợ nhặt" là miêu tả cuộc sống cực khổ của con người trong những năm diễn ra nạn đói khung khiếp 1945 do sự cai trị tàn bạo của thực dân phong kiến.

- Giá trị tư tưởng của "Vợ nhặt":

+ Lấy bối cảnh đặc biệt là năm 1945 khi nạn đói khủng khiếp đã đẩy người dân vào cảnh khốn khó, khiến họ trở thành những vật phẩm vô giá trị, có thể nhặt về làm vợ, cũng có thể mua bán như một món hàng.

+ Tác phẩm phản ánh tinh thần và khát vọng của người lao động, mặc dù phải sống trong tình trạng khốn khó nhưng vẫn muốn được yêu thương và sống hạnh phúc, vẫn hy vọng vào cuộc sống và tin tưởng vào tương lai.

+ Ngoài ra, tác phẩm còn lên án sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào cảnh khốn khó và gây ra những thiệt hại không thể đáng kể. Tác phẩm đề cao tình cảm của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt, tạo nên điểm sáng, mang lại hy vọng cho con người.

+ Tác phẩm đã góp phần khơi gợi tinh thần yêu nước, đấu tranh giành độc lập, tự do.

>>> Xem thêm: Soạn bài Vợ nhặt lớp 11 trang 12, 13, …, 22 Kết nối tri thức

icon-date
Xuất bản : 10/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023