logo

Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2

Tổng hợp các mẫu Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 và một số bài văn phân tích cực hay, chi tiết nhất. Qua các bài văn mẫu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm, cùng tham khảo nhé! 


Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2


Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 - Mẫu số 1

Hàn Mặc tử là một nhà thơ tài hoa nhưng không được may mắn trong cuộc sống. khi ra đi ông để lại một kho tàn văn thơ vô cùng to lớn. các tác phẩm nổi tiếng của Hàn Mặc Tử như âm nhạc, âm thầm, anh điên, bài cửa sổ đêm khuya,… một tác phẩm nổi tiếng nhất của Hàn Mạc Tử đó là bài Đây thôn Vĩ Dạ. bài thơ nói về cảnh nơi thôn Vĩ, nơi có người ông thương. Cảnh đẹp nơi thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 2 của bài thơ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.


Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 - Mẫu số 2

Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt đặc sắc của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ.


Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 - Mẫu số 3

Ai đó đã từng nói “Thơ là tiếng lòng. Đọc thơ, ta nghe thấy tiếng nói cất lên từ sâu thẳm trái tim của thi sĩ. Thơ là sự lên tiếng về thân phận. Đến với bài thơ, ta cảm được tình cảnh, tình thế số phận của nhà thơ”. Và “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một bài thơ như thế. Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, ta thấy được một trong những nét độc đáo làm nên phong cách thơ rất lạ của ông, đó là mạch thơ đứt đoạn mà thống nhất, nghĩa là bề ngoài kết cấu như rời rạc nhưng lại có sự thống nhất trong chiều sâu của mạch cảm xúc. Nếu khổ thơ đầu là sự bừng sáng kí ức của hoài niệm về vườn Vĩ Dạ lúc hừng đông thì khổ thơ thứ hai lại cảnh xứ Huế đêm trăng thơ mộng cùng bao nỗi niềm chia lìa, lạc loài bơ vơ, buồn thương tuyệt vọng.

Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 hay nhất

Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 - Mẫu số 4

Phong trào thơ mới năm 1932-1945 là sự nở rộ của cái tôi cá nhân. Có thể thấy nếu thơ trung đại gắn liền với những điều lớn lao, ước lệ thì thơ mới gắn liền với cảm xúc. Như nhà thơ Hàn Mạc Tử nói rằng: "tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng". Về cơ bản thơ Hàn luôn hướng tới quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật nhưng cái đẹp trong thơ ông lại riêng biệt, nó là nét đẹp kì dị, đau thương đan xen với những thứ hư ảo. Thiên nhiên trong thơ ông cũng vậy, nhuốm màu tâm trạng, như thực mà như mơ:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?


Bài văn mẫu Phân tích khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ


Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu số 1

"Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn

Biết che cành trúc không buồn mà say?"

Vẻ đẹp của thôn Vĩ qua những câu thơ ấy của Bích Khê đầy ấn tượng. Vĩ Dạ đẹp, Vĩ Dạ buồn, Vĩ Dạ đắm say lòng người ngoạn cảnh đã cuốn hút biết bao người đắm chìm trong đó để rồi có một người cho ta một bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đặc sắc – Hàn Mặc Tử.

Vĩ Dạ đẹp với những khu vườn xanh tốt, mượt mà dưới ánh bình minh, với những con người dịu hiền, phúc hậu thấp thoáng sau cành tre lá trúc thanh tao. Vĩ Dạ dịu dàng thơ mộng với dòng sông hiền hoà:

"Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?"

Cặp câu thơ đầu bằng biện pháp miêu tả có sức gợi sâu sắc hình ảnh mây gió vần vũ. Câu thơ cho ta nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng, thông thường thì gió và mây là những sự vật gắn kết với nhau, luôn đi liền nhau, bởi vậy giờ đây, khi "gió theo lối gió mây đường mây" nghĩa là tất cả đang ở trong thế của sự chia lìa, tan tác. Điều này phù hợp với tâm trạng của tác giả. Nhưng đối với thiên nhiên, khi gió to thì mây vần vũ, lúc bấy giờ, gió mới thổi mây bay đi. Còn ở đây, trong Vĩ Dạ của xứ Huế, tất cả đều mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng và thơ mộng. Nơi đây, mây cứ lững lờ bay ở bên trên còn gió thì hiu hiu thổi, gợi lên cái gì đó buồn bã, phù hợp với tâm trạng của chính tác giả.

Mọi sự xuất hiện của cảnh vật đều gợi cảm giác buồn. Cả dòng nước trôi cũng không nằm ngoài âm hưởng chung ấy: "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay". Dòng nước thâm cái buồn của ngoại cảnh hay ấy chính là cái "buồn thiu" của tâm cảnh đang lan tỏa và bao trùm lên ngoại giới. Bên bờ sóng, những bông hoa kia nhữ cũng thấm nỗi buồn của cảnh vật nên cũng chỉ khẽ khàng lay động. Ta cũng đã từng bắt gặp hình ảnh hoa bắp lay đó ở nhiều câu thơ nhưng dù ở đâu thì nó cũng thật buồn. Là những câu thơ của Huy Thông:

"Lá ngô lay ở bờ sông

Bờ sông vẫn gió, người không thấy về"

Hay đó là nỗi buồn trước cảnh hoa lay lan toả trong lòng người đọc:

"Ai về Giồng Dứa qua truông

Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho ai"

Dù là nỗi buồn của cảnh chia li, nỗi buồn của nỗi chờ mong mỏi mòn nhưng cảnh bờ sông và những cây bắp, lau bên bờ sông đều mang lại cho người ta cảm giác buồn. Dòng sông và cây hoa bắp lay của Hàn Mặc Tử cũng vậy, đẹp một vẻ đẹp buồn nhẹ nhàng và thơ mộng. Thiên nhiên đẹp nhưng cũng thật lạnh lẽo, dường như nó phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự xa cách, thờ ơ của cuộc đời đối với mình.

Trong khung cảnh sông nước nên thơ, thời gian chuyển biến linh hoạt. Thoắt cái, cảnh vật đã chuyển sang một buổi đêm trăng huyền ảo:

"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?

Có chở trăng về kịp tối nay?"

Hai câu thơ sau cho thấy tâm hồn nhà thơ có buồn và cô đơn nhưng vẫn chan chứa tình yêu đối với con người và thiên nhiên xứ Huế. Đây là cảnh thực mà cứ như ảo vì dòng sông không còn là dòng sông của sóng nước nữa mà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, hay đấy là dòng ánh sáng tuôn chảy khắp vũ trụ làm không gian nghệ thuật thêm hư ảo, mênh mang. Cũng vì thế, con thuyền vốn có thực trên dòng sông đã trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, nó đậu trên bến sông trăng để chở trăng về một bến nào đó trong mơ. Là thuyền ai? Thuyền của người thôn Vĩ hay con thuyền của chính tác giả? Cũng không rõ nữa, chỉ biết rằng con thuyền ấy chở đầy trăng. Bằng ngòi bút liên tưởng và trí tưởng tượng phong phú, Hàn Mặc Tử đã phác hoạ được nét đẹp nhất của sông Hương là vẻ huyền ảo thơ mộng dưới ánh trăng. Đến câu thơ cuối, con thuyền, dòng sông, ánh trăng trong sự hồi tưởng quá khứ ấy lại gắn với cảm nghĩ của nhà thơ trong hiện tại, bởi nhà thơ mong muốn con thuyền chở trăng về kịp tối nay chứ không phải là một tối nào khác? Con thuyền trở thành con thuyền nhỏ trên mình người du khách đặc biệt, liệu có kịp cập một bến thời gian nào đó tôi nay? Phải chăng cái "tối nay" đó là một tối thật buồn và cô đơn, nhà thơ đang có những tâm sự mà chỉ có trăng mới có thể hiểu được? Điều đó cho thấy Hàn Mặc Tử rất yêu trăng, rất yêu xứ Huế, yêu cảnh vật và con người nơi đây nhưng dường như cảnh Huế, người Huế không hiểu được, không đáp lại tình yêu ấy nên nhà thơ tìm đến vầng trăng như một người để trút bầu tâm sự cho vơi đi cảm giác lẻ loi, cô đơn và những mặc cảm bệnh tật.

Cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một tác phẩm nghệ thuật để lại cho người đọc nhiều suy tư. Bằng những biện pháp tu từ và cặp mắt quan sát, cảm nhận tinh tế của mình, Hàn Mặc Tử đã tiếp tục vẽ những nét vẽ khắc họa rõ hơn về thôn Vĩ trong khổ thơ thứ hai. Với sông Hương, dòng nước trôi hờ hững, với mây bồng bềnh, con thuyền, ánh trăng và đặc biệt là một tấm lòng yêu thiên nhiên, khát khao, khắc khoải trong khát vọng tình đời, tình người, nhà thơ sẽ khiến cho người ta còn mãi vương vấn về một Vĩ Dạ của xứ Huế mộng mơ, nơi có một cặp mắt đau đáu hướng về.


Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu số 2

Phong trào thơ mới năm 1932-1945 là sự nở rộ của cái tôi cá nhân. Có thể thấy nếu thơ trung đại gắn liền với những điều lớn lao, ước lệ thì thơ mới gắn liền với cảm xúc. Như nhà thơ Hàn Mạc Tử nói rằng: "tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng". Về cơ bản thơ Hàn luôn hướng tới quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật nhưng cái đẹp trong thơ ông lại riêng biệt, nó là nét đẹp kì dị, đau thương đan xen với những thứ hư ảo. Thiên nhiên trong thơ ông cũng vậy, nhuốm màu tâm trạng, như thực mà như mơ:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Bốn câu thơ được trích trong bài thơ nổi tiếng Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử đã vẽ lên một bức tranh sông nước xứ Huế nhưng bức tranh ấy cũng đượm nỗi buồn lo. Mở đầu khổ thơ với hình ảnh " gió" và "mây". Gió và mây xưa kia thường " gió thổi mây bay" nhưng trong thơ ông hai sự vật ấy lại chia làm đôi ngả.

Những thứ vốn dĩ không thể tách rời thì hồn thơ Hàn Mạc Tử đã chia cắt những thứ không thể cắt chia. Bản thân dòng nước cũng là một vật vô tri vô giác trong tự nhiên nhưng với biện pháp nhân hóa " dòng nước buồn thiu" khiến nó có những cảm xúc buồn, vui của con người. Điệu chảy " buồn thiu" của dòng sông Hương lững lờ yên tĩnh như điệu làn êm ả. Không những vậy dường sự chảy trôi vô định của dòng nước thấm đẫm nỗi buồn ly tán của sự vận động giữa mây và gió hay chính là sự mặc cảm chia lìa của Hàn Mạc Tử lây lan sang cảnh vật.

Đúng như lời Nguyễn Du đã nói trong truyện Kiều " lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Trên dòng sông Hương xứ Huế ấy là những "hoa bắp lay" khẽ lay động ở đôi bờ, rất nhẹ và rất khẽ, đặt cùng gió, mây, nước hoa bắp "lay" ấy trong ca dao và cũng gặp cái buồn ấy trong thơ , trong nỗi buồn của người chinh phụ, Trúc Thông có viết: "Lá ngô lay ở bờ rông".

Cảnh sông Hương xứ Huế hiện lên thật buồn , gió mây đôi ngả, hoa bắp lay , hoang vắng rợn ngợp thấm thía nỗi buồn của sự thê lương. Nỗi buồn thi sĩ hòa hợp với nhịp buồn xứ Huế cùng những khát khao khôn nguôi:

Thuyền ai chở bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Trong tâm trạng thẻ lương ấy, chợt bật lên những ước ao hy vọng là có một điều gì đó có thể trở về với mình để níu giữ, để bám víu. Dường như ước mơ của thi sĩ thường gắn với trăng, với thuyền thể hiện khao khát tri âm. Bởi thuyền chở trăng mang một vẻ đẹp mà tác giả luôn hướng tới, vẻ đẹp hư ảo huyền hoặc khó phân định . Đây quả là một sản phẩm của trí tưởng tượng với dòng sông trăng đang trôi chảy, hay trăng đang lan mình thành nước để trôi chảy từ vũ trụ về nơi xa. Thuyền chở trăng vừa mơ vừa thực. Bên cạnh những khát khao mong đợi ấy còn là những lo âu qua từ "kịp", nỗi mong ước thầm kín đã tìm được nơi gửi gắm là con thuyền trên sông trăng nhưng càng khao khát hy vọng thì lại càng lo âu bởi nỗi mặc cảm vì hiện tại ngắn ngủi. Khát vọng thì ít mà cảm giác tuyệt vọng thì lấp đầy tâm hồn. Những mong muốn tưởng chừng giản đơn ấy của Hàn Mặc Tử lại gắn liền với những đau thương và dự cảm đổ vỡ.

Nếu khổ thơ mở đầu là cảnh thực thì cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ dạ nghiêng về thế giới ảo. Trong nỗi buồn da diết thì nhà thơ muốn nương tựa vào cái đẹp của tình đời tình người nhưng càng trông đợi thì vẫn không tránh khỏi những tuyệt vọng để rồi tác giả chìm sâu vào cõi mộng. Khổ thơ thứ hai này góp phần tạo sự liên kết và giá trị sâu sắc cho cả bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ giúp khẳng định tài năng và thể hiện những cảm xúc chân thật nhất của Hàn Mặc Tử - nhà thơ "điên".

---/---       

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những mẫu mở bài hay về chủ đề Mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 19/03/2022